Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm, ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: ‘Năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có’.
Theo đó, ông Tuấn Anh cho biết, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái...
Năm 2022, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí... Tuy nhiên tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
"Những chỉ số này cho thấy tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đã phản ứng hiệu quả trước các cơ hội mở ra sau đại dịch và nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết.
Ở góc nhìn của chuyên gia quốc tế, ông Andrew Jeffries Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam chia sẻ: Hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực giúp tăng trưởng Việt Nam tăng 8,8% trong 3 quý đầu của năm 2022. Sự bùng nổ xuất khẩu của Việt Nam nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi và giá xuất khẩu tăng, giúp thặng dư thương mại 10,6 tỷ USD trong 11 tháng năm 2022. Giải ngân FDI tăng 7,8%, ước đạt 7,7 tỷ USD là mức giải ngân cao nhất trong 5 năm…
Từ những tín hiệu đó, ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 lên 7,5%, thậm chí có thể đạt 8%.
"Tuy nhiên những cơn gió ngược đang xuất hiện. Đó là nhu cầu toàn cầu suy yếu với hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc thắt chặt tiền tệ, những bất thường trên thị trường trái phiếu...”, ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh.
Cũng theo ông Andrea Coppola: “Trung Quốc, Khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ đang trải qua thời kỳ suy yếu, làm trầm trọng thêm những "cơn gió ngược" đối với các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển”, ông Andrea Coppola nói.
Để biến thách thức thành cơ hội, ông Andrea Coppola nói cho rằng: Ngân hàng Nhà nước có thể gỡ bỏ áp lực tỷ giá hối đoái thông qua tăng mức độ linh hoạt của tỷ giá trong khi kiềm chế lạm phát; tăng cường các khung chính sách giám sát và xử lý nợ để giảm thiểu rủi ro và khôi phục lòng tin vào hệ thống tài chính; thúc đẩy sử dụng hiệu quả các tài sản chính của Việt Nam như vốn sản xuất, vốn con người và vốn tự nhiên.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.