Tăng trưởng tín dụng đến 21/12 đạt 12,87%, chưa chạm room tín dụng cũ

Minh Tâm - 27/12/2022 10:28 (GMT+7)

(VNF) - Phía NHNN cho biết đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021. Như vậy, mức tăng trưởng tín dụng trên còn chưa chạm tới hạn mức (room) tín dụng cũ (14%) và còn cách xa room tín dụng mới (15,5-16%).

VNF
Tăng trưởng tín dụng đến 21/12 đạt 12,87%, chưa chạm room tín dụng cũ

Chia sẻ tại buổi họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023 diễn ra sáng 27/12, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết trong năm 2022, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị.

Về điều hành lãi suất, trong 8 tháng năm 2022, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2022, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục điều chỉnh nhanh, mạnh lãi suất điều hành và dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành, cụ thể, tăng 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại TCTD với tổng mức tăng 0,8-2%/năm (vào các ngày 23/9 và 25/10/2022); cùng với đó, tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022).

"Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới để ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tạo dư địa thích ứng mới với các biến động trên thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn", phía NHNN cho biết.

Về thị trường ngoại tệ, mặc dù chịu nhiều khó khăn, thách thức, thị trường cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt để thích ứng trước diễn biến khó lường và áp lực lớn của thị trường quốc tế. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ về cơ bản diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được các TCTD đáp ứng, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Về điều hành tín dụng chung, định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tháng 11/2022, tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của TCTD cải thiện hơn, NHNN quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD.

Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng theo hướng, các TCTD có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Bên cạnh việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng, NHNN cũng yêu cầu các TCTD chủ động cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao); các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.

Phía NHNN cho biết đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, mức tăng trưởng tín dụng trên còn chưa chạm tới hạn mức (room) tín dụng cũ (14%) và cách xa room tín dụng mới (15,5-16%), trong khi chỉ còn cách năm mới 10 ngày.

Năm 2023, kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước thời gian tới đối mặt với thuận lợi và thách thức đan xen.

NHNN cho biết sẽ tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng với đó, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng; điều tiết tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Song song, điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. 

Đồng thời, triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra và nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD...

Bên cạnh đó, NHNN cho hay sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(VNF) - Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

(VNF) - Từ ngày 27/5/2024 đến 9h ngày 17/6/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1.

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

(VNF) - Cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group, “thủ phủ du lịch miền Bắc” – Sầm Sơn sẽ là nơi hút trọn khách du lịch vui chơi suốt ngày đêm.

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

(VNF) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công lễ cất nóc toà S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 toà tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP. HCM trong suốt thời gian qua.

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.