Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kinh tế xanh được đề cập đến lần đầu tiên bởi các nhà kinh tế môi trường Anh vào năm 1989, sau đó chính thức được sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững vào tháng 6/2012 tại Rio de Janeiro, Brazil. Theo UNEP (Chương trình môi trường của Liên hợp quốc), kinh tế xanh được định nghĩa là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái”. Trong nền kinh tế xanh, song song với việc phát triển kinh tế, yếu tố được coi trọng không kém là phát triển bền vững. Trong đó có thể kể đến các mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm và phát thải carbon, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng; ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và các dịch vụ của hệ sinh thái.
Tại Việt Nam, ngày 25/9/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Chính phủ Việt Nam khẳng định, “tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”. Trong đó, có ba nhiệm vụ chiến lược được đề ra: Thứ nhất, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thứ hai, xanh hóa sản xuất; thứ ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh là một nội dung quan trọng trong đường hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 8 trong top 10 quốc gia có đầu tư vào năng lượng tái tạo cao nhất trên thế giới, với tổng vốn đạt 7.4 tỷ đôla. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26, Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sau cam kết này, các bộ, ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, kế hoạch hành động, như: Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan ngành giao thông vận tải…
Đầu tư vào phát triển xanh đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, ngân sách Nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 30% nguồn lực, cần huy động tới 70% từ các nguồn lực khác mà chủ yếu là khu vực tư nhân.
Theo Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu, trường Đại học Columbia (Mỹ), cam kết của Chính phủ Việt Nam thu hút được sự chú ý của các quốc gia, là cơ sở để thu hút các dòng vốn FDI cho đầu tư nhà máy xanh, sản xuất xanh. Muốn vậy, khung khổ chính sách cho tăng trưởng xanh cần được ban hành sớm, để huy động nguồn vốn xanh hiệu quả.
Theo đại diện ngân hàng ADB, Việt Nam cần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh bởi đây là các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Có rất nhiều nguồn lực từ bên ngoài đang muốn hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Vì vậy, khả năng hấp thụ vốn là rất quan trọng và Việt Nam cần tạo ra những điều kiện để hấp thụ được nguồn lực này.
Tại Công ty TNHH Dệt may Trung Quy, từ đầu năm đến nay, đơn hàng xuất khẩu vải truyền thống giảm khoảng 30% nhưng các đơn hàng xuất khẩu các loại vải có nguồn gốc hữu cơ, nguyên liệu tái chế (như vải từ sợi tre, sen, bạc hà, bã cà phê, sợi chuối, sợi hoa hồng), bù đắp được 15% số đơn hàng. Các loại vải thân thiện môi trường có giá cao hơn 20 - 30% so với loại vải truyền thống nhưng lại được nhiều đối tác ưa chuộng. Hiện hàng chục nhãn hàng lớn từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc đang tìm hiểu các sản phẩm vải thân thiện môi trường của công ty. Đơn vị này đang phát triển 20 loại vải có nguồn gốc hữu cơ để xuất khẩu và sẵn sàng chuyển đổi 100% công suất theo tiêu chí sản xuất xanh, chuỗi liên kết, tuần hoàn. Quá trình sản xuất ra chúng cũng phải hạn chế đến mức thấp nhất sự phát thải rác, khí carbon ra môi trường.
Có 10.000m2 đất ở tỉnh Long An, Công ty Dệt may Trung Quy đã đầu tư dây chuyền theo công nghệ tiên tiến của Đức với kinh phí 180 tỷ đồng, nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất xanh, tiết kiệm được 60 - 70% lượng nước so với công nghệ cũ, nhờ đó tiết kiệm được điện, hóa chất xử lý nước thải. Nhà máy đạt năng suất 2 triệu mét vải/năm, riêng vải hữu cơ đạt khoảng 300 tấn/tháng.
Như vậy, chi phí đầu tư công nghệ tiên tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh không hề nhỏ, do đó phù hợp với những doanh nghiệp mới, có vốn mạnh; những doanh nghiệp nhỏ từng đầu tư công nghệ cũ sẽ gặp khó khi chuyển đổi công nghệ bởi rất tốn kém. Để đạt được chứng nhận sản xuất xanh, ngoài yêu cầu về sản phẩm xanh, giảm thải carbon, nhà máy còn phải đạt gần 50 tiêu chuẩn khác như phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động. Do đó, doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn và phải thực sự quyết tâm mới vượt qua được các khó khăn, vướng mắc.
Như trường hợp của Công ty Nhựa tái chế Duy Tân, sau khi đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng nhà máy với công nghệ xử lý tiên tiến từ châu Âu, công ty này phải đối mặt với thách thức lớn là thu gom và phân loại rác thải. Với công suất hiện nay, lãnh đạo công ty tính toán mỗi năm phải thu gom khoảng 5 tỷ chiếc vỏ chai, trong khi hệ thống thu gom truyền thống trên thị trường Việt Nam khá phân mảnh. Do hệ thống thu gom trải dài cả nước nên chi phí vận chuyển lớn, tạo gánh nặng cho công ty. Công ty chịu thuế VAT, phải có hoá đơn đầu vào nhưng đơn vị thu gom là vựa ve chai không có khái niệm sử dụng hoá đơn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định rõ ràng trong việc sử dụng nhựa tái chế vào hoạt động thực tế, quy định đang đồng nhất nhựa tái chế với nhựa vi sinh nên cũng tạo bất cập cho hoạt động sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, bên cạnh nguồn vốn, khó khăn lớn khi chuyển sang mô hình sản xuất xanh là nhân lực chất lượng cao. Một dây chuyền may bán tự động có chi phí đầu tư 3 từ tỷ đồng, thời gian đào tạo nguồn lao động từ 3 tháng trở lên, lượng đơn hàng phải đủ lớn để vận hành.
Ngoài ra, các thủ tục hành chính để doanh nghiệp chuyển đổi cũng còn khó khăn, như quy định về đấu nối với lưới điện hiện hữu, phòng cháy và chữa cháy, giấy phép xây dựng cho mô hình này chưa rõ ràng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều nước EU đã không còn đồng ý nhập cà phê được trồng trên đất rừng và yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận Global GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt), có mã số vùng trồng, nhà máy đạt chuẩn ISO, HACCP… Nhìn sang bình diện chung, việc hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường là rất quan trọng, để sẵn sàng thích ứng với yêu cầu nhập khẩu của các nước khi họ đưa ra những tiêu chí sản xuất nông nghiệp xanh.
Mới đây, ngành dệt may thế giới còn yêu cầu nếu quá trình sản xuất phát sinh thừa vải hay sản phẩm bị lỗi thì không được phép tiêu hủy mà phải tái chế. Các quy định này được tính điểm trong đơn hàng, các doanh nghiệp đạt ESG (chỉ số môi trường, xã hội và quản trị) có đơn hàng tốt hơn, nhiều hơn.
Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nếu như trước đây, theo đuổi “tính xanh” là sự đánh đổi chi phí thì hiện nay, “xanh” nhằm bảo vệ sức cạnh tranh, cơ hội duy trì sản xuất, bán hàng ra quốc tế.
Tóm lại, trong tương lai, không sản xuất xanh, không làm ra sản phẩm xanh thì doanh nghiệp không bán được hàng. Nhưng trong điều kiện chưa thuận lợi như hiện tại, các doanh nghiệp cần xanh hóa từng bước theo lộ trình, đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là về tài chính.
Trên thế giới, xu hướng tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang phát triển mạnh nhằm huy động các nguồn lực cho kinh tế tuần hoàn. Năm 2021, tổng dư nợ tín dụng xanh, trái phiếu xanh toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt sau hội nghị COP 26 có hơn 480 tổ chức tài chính cùng cam kết chuyển dịch dòng đầu tư sang khu vực tài chính xanh.
Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung này, nhưng mới đang ở trong giai đoạn khởi đầu. Số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, từ năm 2017 – 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống cho các lĩnh vực xanh tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, quy mô dư nợ nhỏ; đến cuối năm 2022 đạt hơn 500 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm tỷ trọng 46,7%) và nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng hơn 31%).
Về trái phiếu xanh, từ năm 2021, Việt Nam tích cực tham gia các tiêu chuẩn trái phiếu xanh, xã hội, bền vững ASEAN (AGBS; ASBS, ASUS); hướng dẫn về trái phiếu bền vững của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA). Các thương vụ phát hành trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế đến từ một số tập đoàn lớn trong nước.
Các doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính xanh do chi phí đầu tư lớn kéo theo thời gian hoàn vốn chậm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thiếu hồ sơ dữ liệu để tiếp cận công cụ tài chính vay vốn; thiếu thông tin về tổ chức tài chính, hình thức hỗ trợ doanh nghiệp; thiếu công cụ tài chính pha trộn từ các nguồn khác nhau.
Trong khi đó, khung pháp lý và chính sách, các quy định tài chính xanh chỉ dừng ở mức định hướng, thiếu cụ thể, nhất là tiêu chí xanh, dự án xanh, cơ chế giám sát, quản lý sử dụng vốn huy động. Chưa kể, văn hóa kinh doanh, đầu tư gắn với trách nhiệm xã hội hay mục tiêu bảo vệ môi trường chưa hình thành, người tiêu dùng khó chấp nhận sản phẩm hàng hoá từ kinh tế tuần hoàn với mức giá mới cao hơn.
Việc thiếu tiêu chí xanh cũng khiến các tổ chức tín dụng gặp khó trong thẩm định các dự án xanh vốn mang nhiều yếu tố kỹ thuật, môi trường chuyên ngành. Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng và ban hành một danh mục cũng như tiêu chí xanh, từ đó xây dựng cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư cho các dự án xanh. Đây cũng là nguồn tài liệu, bộ tiêu chí cho các ngân hàng thương mại thẩm định, đối chiếu xem xét quyết định cấp tín dụng xanh.
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2023 tổ chức tại TP. HCM, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. HCM nêu rõ, để thúc đẩy tăng trưởng xanh, cần có hệ sinh thái gồm sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh, tài chính xanh, nguồn nhân lực xanh. Đặc biệt, cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và sự phối hợp đồng bộ; doanh nghiệp phải có nguồn lực để chuyển đổi máy móc, thiết bị, thay đổi quy trình sản xuất tiến bộ hơn, giảm thải carbon, bảo vệ môi trường. Chính phủ đã có cam kết đưa phát thải ròng của Việt Nam về 0 vào năm 2050. Đây là vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi chính quyền thành phố phải hành động nhanh nếu không muốn tụt hậu, không thể thu hút đầu tư nước ngoài, không thể đưa hàng hóa ra thị trường thế giới được, không thể hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.