Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) vừa thông báo kết quả phát hành trái phiếu mã FLCH2123003 với tổng giá trị 1.150 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng. Trái phiếu được hoàn tất vào ngày 25/3/2022, đáo hạn ngày 28/12/2023.
Được biết, trước khi lô trái phiếu chính thức được phát hành một ngày, Tập đoàn FLC đã đem thế chấp dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho phía Ngân Hàng TMCP Quốc Dân - Chi Nhánh Hà Nội.
Tài sản bảo đảm là toàn bộ quyền và lợi ích phát sinh từ khai thác, kinh doanh, phát triển dự án, bao gồm cả các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua công trình xây dựng giữa giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với chủ đầu tư dự án.
Trước đó, trong năm 2021, Tập đoàn FLC cũng chào bán thành công 2 lô trái phiếu khác với tổng giá trị 580 tỷ đồng, lãi suất dao động khoảng 10,5%/năm. Để bảo đảm cho các khoản vay này, doanh nghiệp đã cầm cố các quyền lợi, lợi nhuận từ 2 dự án, là dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn, phường Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa với bên nhận thế chấp là Ngân Hàng TMCP Bảo Việt - Chi Nhánh Hà Nội; và dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long (giai đoạn 1), tỉnh Quảng Ninh với đơn vị nhận bảo đảm là Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội, cũng là trái chủ duy nhất.
Mục đích huy động vốn của Tập đoàn FLC là để phục vụ đầu tư, phát triển dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (giai đoạn 2) và khu đô thị Tropical City 1 tại Quảng Ninh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, Tập đoàn FLC ghi nhận tài sản 33.787 tỷ đồng, giảm 10% so với hồi đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt giảm mạnh từ 1.215 tỷ đồng xuống còn 176 tỷ đồng, trước tình hình dòng tiền thuần kinh doanh âm tới hơn 1.088 tỷ đồng.
Thời điểm 31/12/2021, Tập đoàn FLC nợ ngắn hạn 15.951 tỷ đồng, chiếm gần 65% nợ phải trả, với hơn 2.000 tỷ đồng là vay nợ các ngân hàng. Nợ dài hạn cũng ở mức cao với 8.112 tỷ đồng, đóng góp một nửa từ các hợp đồng tín dụng với ngân hàng (gần 4.170 tỷ đồng).
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.