Tất cả dự án Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đều chậm, đội vốn
Anh Hùng -
19/10/2023 22:58 (GMT+7)
(VNF) - Tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đều chậm so với dự kiến, đến nay mới đưa vào khai thai thác 13km đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.
Báo cáo của Chính phủ đánh giá về việc thực hiện chính sách phát triển và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư giao thông vận tải đường sắt nêu rõ, việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.
Chính phủ cho biết thị phần vận tải có chiều hướng giảm sút theo từng năm. Từ năm 2010 đến năm 2019, vận tải hành khách giảm từ 11,2 xuống còn 8,08 triệu lượt; giảm từ 4,377 xuống còn 3,185 tỷ hành khách.km; vận tải hàng hóa giảm từ 7,800 xuống còn 5,129 triệu tấn, giảm từ 3,900 xuống còn 3,742 tỷ tấn.km.
Cùng với đó, vận tải liên vận quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng; tổ chức kinh doanh còn phát sinh nhiều tác nghiệp; kết nối dịch vụ còn nhiều hạn chế, chưa kết nối với vận tải đường bộ để cung cấp dịch vụ “door to door” tạo thuận lợi cho việc trung chuyển cho hành khách, hàng hoá. Cơ sở hậu cần phục vụ vận tải đường sắt còn nhiều bất cập.
Mặt khác, công nghiệp đường sắt không phát triển, giảm cả về số lượng và quy mô, năng lực hạn chế; chỉ đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, sản xuất toa xe, lắp ráp đầu máy đường sắt khổ 1.000mm; việc triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới còn hạn chế.
Chính phủ đã quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và TP. HCM, trong đó, tại Hà Nội, sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 410km; nghiên cứu xây dựng các tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh; quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ hệ thống đường sắt đô thị.
Tại TP. HCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với chiều dài khoảng 173km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray. Ngoài ra, Chính phủ đã định hướng quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị trong một số quy hoạch tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, ...
Tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đều chậm so với dự kiến, đến nay mới đưa vào khai thai thác 13km đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thành phố Hà Nội, TP. HCM đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tại Hà Nội và TP. HCM.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone