Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ở vùng ngoại ô phía bắc của thủ đô Viêng Chăn, Lào, một nhà ga đường sắt mới hoành tráng xuất hiện.
Tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng với trị giá gần 6 tỷ USD đã kết nối Lào, một quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giới lãnh đạo Lào hy vọng rằng tuyến đường sắt này sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm mới hơn, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như là sự chuyển đổi vượt bậc của quốc gia không giáp biển này.
Tuyến đường sắt này dài khoảng 1.035 km từ Viên Chăn đến Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là chặng đầu tiên của tuyến đường xuyên Á mà các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã kỳ vọng phát triển từ lâu. Mạng lưới đường sắt của Trung Quốc đến Đông Nam Á, khu vực hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với vấn đề kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc.
Tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc – Lào bắt đầu xây dựng vào cuối năm 2015 và được coi là một trong những dự án hàng đầu của sáng kiến Vành đai và Con đường. Nó cắt xuyên qua những ngọn núi ở phía bắc của Lào, buộc các công nhân, kỹ sư của Trung Quốc phải đào 167 đường hầm và xây dựng 301 cây cầu để biến tuyến đường sắt này từ bản vẽ thành hiện thực.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tuyến đường sắt cao tốc này có thể giúp tăng lưu lượng mậu dịch giữa Trung Quốc và Lào từ 1,2 triệu tấn vào năm 2016 lên 3,7 triệu tấn vào năm 2030.
Indonesia mới đây cũng khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên, một dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường với mức đầu tư lên tới 7,3 tỷ USD.
Tuyến đường sắt dài 142 km nối thủ đô Jakarta với Bandung thuộc Tây Java. Đây là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á với tốc độ tối đa 350 km/h và bắt đầu đi vào hoạt động vào đầu tháng này.
Trước đó, Malaysia đã từng ký kết với Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC) về việc xây dựng tuyến đường kết nối bờ biển phía đông Malaysia với tuyến đường thủy qua eo biển Malacca phía tây, đồng thời nối thủ đô Kuala Lumpur với miền nam Thái Lan.
Indonesia mới đây cũng đã có cuộc thảo luận về việc mở rộng tuyến đường sắt tới Surabaya, một thành phố cảng ở Đông Java. Thái Lan cũng đã bắt đầu đàm phán với Lào về tiềm năng phát triển tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào – Thái Lan.
Từ Đông Nam Á đến Trung Âu và Châu Phi, ngoại giao đường sắt đang là một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh cho biết các quốc gia nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này. Theo các số liệu chính thức, trong quý 1/2023, hoạt động thương mại của Trung Quốc với các quốc gia này đã tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việc xây dựng các tuyến đường sắt xuyên Đông Nam Á đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh kể từ khi nước này công bố sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ USD vào năm 2013. Đây cũng là cách để Trung Quốc tăng cường sự kết nối trong khu vực cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN lẫn Trung Quốc, tờ SCMP nhận định.
Trung Quốc có lợi thế trong việc xây dựng đường sắt khi tính đến cuối năm ngoái, nước này đã có khoảng 155.000 km đường sắt. Trong đó, Trung Quốc có tới 42.000 km đường sắt cao tốc, và là quốc gia có nhiều đường sắt cao tốc nhất thế giới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.