Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, tổng số nguồn vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thái Nguyên dự kiến là 5.054.923,23 triệu đồng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương 2.163.798 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 2.891.125,23 triệu đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết 13.000 triệu đồng; nguồn vốn nước ngoài vay lại 283.531 triệu đồng; đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 869.989 triệu đồng; nguồn thu tiền thuê đất có cơ sở hạ tầng nộp một lần của các nhà đầu tư và vốn sử dụng đất 547.599,53 triệu đồng…
Cụ thể, vốn ngân sách Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư các công trình thực hiện các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm, tập trung đầu tư hoàn thành các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, an sinh xã hội như: Xây dựng, mở rộng nâng cấp Bệnh viện A Thái Nguyên; xây dựng Sân vận động tỉnh Thái Nguyên; đường Vành đai 5 đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang); tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc; nâng cấp, cải tạo Cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh; Dự án Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng thần kinh Thái Nguyên; các chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số...).
Vốn ngân sách địa phương tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng nông nghiệp, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi (đê, kè, đập); xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học; cải tạo, sửa chữa, tu bổ di tích lịch sử; trụ sở làm việc của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 5035/BKHĐT-TH gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023, phải đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước.
Cùng với đó, việc xây dựng kế hoạch còn phải căn cứ trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công 5 năm giai đoạn 2021-2025 của quốc gia của từng ngành, lĩnh vực và của từng địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; mục tiêu chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên và khả năng thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tránh đầu tư phân tán, dàn trải.
Năm 2022, tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công là 5.518 tỷ đồng; kế hoạch tỉnh triển khai là 8.513 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 1.961 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 6.552 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2022, đạt 2.800 tỷ đồng, bằng 50,74% kế hoạch năm được Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 32,89% kế hoạch địa phương triển khai.
Nghị quyết dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 là cơ sở quan trọng để định hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trọng tâm, trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí, dễ gây thất thoát Ngân sách Nhà nước.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.