Thanh niên từ bỏ nhà máy, kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á sắp thành dĩ vãng

Mai Lý - 07/08/2023 18:10 (GMT+7)

(VNF) - Kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á đang dần kết thúc, buộc các nhà sản xuất đau đầu tìm cách “níu chân” người lao động.

Nơi làm việc có quán cà phê, lớp học khiêu vũ và yoga miễn phí trong khi hàng tháng các công nhân được tham gia các buổi team building để ăn uống cũng như tham gia các trò chơi như lái xe go-kart và bowling. Thật bất ngờ khi đây không phải là môi trường làm việc ở Google. Đó là một xưởng may tại Việt Nam.

Châu Á, công xưởng của thế giới từ lâu được biết đến với nguồn lao động giá rẻ, đang phải đối mặt với một vấn đề lớn – những người trẻ tuổi không muốn làm việc trong các nhà máy. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà sản xuất phương Tây vốn dựa vào nguồn lao động giá rẻ ở châu Á để sản xuất những mặt hàng tiêu dùng với giá cả phải chăng.

Một lớp học yoga miễn phí của công ty may ở Việt Nam.

Theo WSJ, kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á đang dần đi đến hồi kết, ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình sản xuất toàn cầu hóa mà các nhà sản xuất đã áp dụng trong suốt ba thập kỷ qua.

Nhờ việc đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia châu Á để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, một lượng lớn hàng hóa đã được sản xuất với mức giá phải chăng cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Thế nhưng, điều này có thể sớm trở thành dĩ vãng.

Ông Paul Norriss, người đồng sáng lập của nhà máy may mặc UnAvailable có trụ sở tại TP. HCM, cho biết: “Không còn nơi nào trên hành tinh này có thể cung cấp cho bạn những gì bạn muốn. Mọi người sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng của mình và các thương hiệu, cũng phải thay đổi thói quen của chính họ”.

Ông Norriss cho hay những công nhân ở độ tuổi 20, lực lượng lao động truyền thống của ngành may mặc, thường xuyên bỏ chương trình đào tạo của công ty. Những người khác thì chỉ làm việc trong một vài năm ít ỏi. Thay vì làm công nhân, người trẻ bây giờ đều muốn “trở thành một nhiếp ảnh gia, một nhà tạo mẫu, một KOL hay đơn giản chỉ là một nhân viên phục vụ tại quán cà phê”.

Người trẻ không mấy mặn mà với công việc tại các nhà máy.

Giám đốc điều hành của Lovesac, một nhà sản xuất đồ nội thất có trụ sở tại Stamford cho biết, những người trẻ tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam đang hòa nhập với văn hóa toàn cầu thông qua mạng Internet và ít quan tâm đến công việc tại các nhà máy. “Một khi họ nhìn thấy những người nổi tiếng trên mạng, họ không muốn làm công việc tại nhà máy nữa”, vị giám đốc cho hay.

Còn theo nhà sản xuất đồ chơi và trò chơi Hasbro, tình trạng thiếu lao động tại Việt Nam và Trung Quốc đã đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Nhà sản xuất búp bê Barbie Mattel với cơ sở sản xuất lớn ở châu Á cũng đang vật lộn với cơn khủng hoảng tương tự. Cả hai công ty này buộc phải tăng giá của các sản phẩm trong thời gian qua. Nike, công ty sản xuất phần lớn giày ở châu Á, thừa nhận giá thành sản phẩm của hãng đã tăng lên do chi phí lao động cao hơn.

Thay đổi nhân khẩu học đóng vai trò không nhỏ dẫn đến sự biến đổi này. Những người trẻ tuổi ở châu Á đang có ít con hơn và có con ở độ tuổi muộn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ chịu ít áp lực hơn trong việc tìm việc làm ổn định ở độ tuổi 20.

Bên cạnh đó, những người lao động trẻ được thừa hưởng nền giáo dục tốt hơn cha mẹ của họ. Chính vì thế, nhiều người không chấp nhận việc làm 8 tiếng/ngày gò bó trong những phân xưởng đông đúc, chật chội.

Lĩnh vực dịch vụ đang bùng nổ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhẹ nhàng hơn cho người trẻ, như nhân viên cửa hàng hay lễ tân khách sạn.

Làn sóng “Trung Quốc +1” cũng khiến các nhà sản xuất đổ xô đi tìm thị trường mới thay thế cho Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, khi lượng lớn nhà sản xuất gia nhập thị trường, nguồn cung lao động giá rẻ theo đó cũng dần cạn kiệt.

Các công ty đau đầu tìm cách thu hút lao động trẻ.

Nếu như trước đây các nhà sản xuất chỉ đơn giản là chuyển nhà máy tới các địa điểm ít tốn kém hơn thì giờ đây, ngày càng có nhiều yếu tố khiến họ phải cân nhắc.

Những quốc gia tại châu Phi và Nam Á dù có lực lượng lao động giá rẻ dồi dào nhưng lại không ổn định về chính trị hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tốt cũng như lực lượng lao động chưa qua đào tạo đã khiến các nhà sản xuất không yên tâm.

Thay đổi để "níu chân" người lao động

Để đối phó với khủng hoảng thiếu lao động trẻ tuổi, các nhà máy ở châu Á đang cố gắng làm cho mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người trẻ. Các chiến lược từ cơ bản như tăng lương đến “nâng cao” như cải thiện về đồ ăn, cơ sở vật chất hay thậm chí là xây dựng cả trường mẫu giáo cho con cái của công nhân đều được áp dụng.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc, tiền lương của các công nhân tại nhà máy ở Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2011, lên mức 320 USD/tháng và gấp 3 lần tốc độ tăng tại Mỹ. Tại Trung Quốc, tiền lương của các công nhân tại nhà máy đã tăng 122% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021.

Đầu năm nay, Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi, tốt nghiệp trung học đã từ bỏ công việc thợ máy tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở ngoại thành Hà Nội để chuyển sang làm tài xế xe ôm cho Grab. Mặc dù mức lương theo giờ thấp hơn mức thu nhập anh từng kiếm được ở nhà máy nhưng với Tuấn, sự thay đổi này là xứng đáng bởi hiện anh được làm “ông chủ của chính mình”.

Người trẻ Việt đang có nhiều lựa chọn hơn về nghề nghiệp.

“Những người quản lý tại các nhà máy thường đưa ra các lời nhận xét khó chịu và khiến tôi căng thẳng”, anh Tuấn chia sẻ. Anh cũng khẳng định rằng sẽ chỉ quay lại làm việc tại nhà máy nếu mức lương cũ 400 USD/tháng được tăng gấp đôi.

Cải thiện cơ sở vật chất cũng là ưu tiên hàng đầu của nhiều công ty. Tại Malaysia, các nhà máy về chất bán dẫn và điện tử đã loại bỏ yêu cầu mặc đồng phục, điều mà các công nhân trẻ không yêu thích cũng như thiết kế lại cơ sở vật chất của mình.

Chủ tịch Liên đoàn người sử dụng lao động Malaysia – tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng làm cho các nhà máy của mình hấp dẫn hơn một chút bằng cách mở rộng các vách ngăn, cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên, trồng thêm cây xanh và tạo ra một môi trường kiểu Apple”.

Không thể không thừa nhận rằng bối cảnh thị trường lao động đã khác nhiều so với hai thập kỷ trước, khi việc tìm kiếm công nhân đơn giản chỉ là mở cổng nhà máy và đợi dòng người đến xin việc. Trước thay đổi này, các nhà sản xuất cũng phải thay đổi chính mình, nếu không muốn bị người lao động bỏ rơi.

Theo WSJ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.