'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Trong tổng khối lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm ở Hungary, 85% là khí đốt của Nga. Lượng khí đốt này không thể được bổ sung trong tương lai gần. Tức là không có khí đốt của Nga, Hungary sẽ bị đóng băng, các căn hộ sẽ không có hệ thống sưởi, ngành công nghiệp sẽ ngừng hoạt động, việc làm sẽ bị mất", ông Menzer viết trên trang Facebook cá nhân nhằm phản bác tuyên bố của phe đối lập rằng thỏa thuận của nước này với “ông lớn” năng lượng Gazprom của Nga là vô ích và tốn kém đối với Hungary.
Ông Menzer nhấn mạnh thêm rằng "khí đốt của Nga đảm bảo nguồn cung và an ninh năng lượng" cho Hungary nên hiện chưa thể thay thế.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Hungary, giá khí đốt cao là do "chính sách trừng phạt có hại của Liên minh châu Âu (EU), đẩy các nguồn năng lượng của Nga ra khỏi châu Âu".
Ông Mentzer cũng nhắc lại rằng Hungary đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, ngoài Gazprom, hợp đồng dài hạn đã được ký với Shell, thỏa thuận về việc cung cấp khí đốt từ Azerbaijan và khả năng mua khí đốt từ Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania đang được xem xét.
Trước đó, công ty năng lượng MVM CEEnergy của Hungary và công ty dầu khí SOCAR của Azerbaijan đã ký thỏa thuận. Theo đó 100 triệu mét khối khí đốt sẽ được cung cấp cho Hungary vào cuối năm 2023, về lâu dài, khối lượng cung cấp sẽ tăng lên đến hai tỷ mét khối/năm.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặt biệt tại Ukraine, nhiều quốc gia phương Tây đã chung tay trừng phạt Moscow bằng cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga.
Hungary là thành viên EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tuy nhiên cho tới nay Hungary liên tục chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga.
Chính phủ Hungary luôn tìm cách bảo vệ nguồn cung dầu và khí đốt của Nga trong khi các nước châu Âu khác đang nhắm đến việc cắt đứt nguồn năng lượng nhập khẩu từ nước này để trừng phạt điện Kremlin vì xung đột tại Ukraine.
Không chỉ Hungary, một quốc gia thuộc EU khác là Áo cũng đã "lội ngược dòng" khi vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trước khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra, 80% lượng dầu khí của Áo có nguồn gốc từ Nga. Tính đến tháng 5/2023, 50% lượng khí đốt ở Áo vẫn được nhập khẩu từ Nga. Trước đó, vào tháng 3, Áo thậm chí còn nhập khẩu đến 74% khí đốt từ Moscow.
Giám đốc điều hành của công ty năng lượng Áo OMV Group tuyên bố miễn là Nga vẫn còn bán khí đốt, Áo vẫn sẽ tiếp tục mua nó. Kể từ khi Nga – Ukraine căng thẳng, OMV đã chi khoảng 7,7 tỷ USD để mua khí đốt của Nga.
Động thái này của Hungary và Áo bị nhiều quốc gia châu Âu lên tiếng chỉ trích bởi họ cho rằng các khoản thanh toán khí đốt của hai nước đang góp phần tài trợ cho Moscow trong chiến sự Nga – Ukraine.
Xem thêm >> Nga sẵn sàng sử dụng 'quân bài lương thực' để thách thức lệnh trừng phạt của phương Tây
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.