Thanh niên từ bỏ nhà máy, kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á sắp thành dĩ vãng

Mai Lý - 07/08/2023 18:10 (GMT+7)

(VNF) - Kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á đang dần kết thúc, buộc các nhà sản xuất đau đầu tìm cách “níu chân” người lao động.

Nơi làm việc có quán cà phê, lớp học khiêu vũ và yoga miễn phí trong khi hàng tháng các công nhân được tham gia các buổi team building để ăn uống cũng như tham gia các trò chơi như lái xe go-kart và bowling. Thật bất ngờ khi đây không phải là môi trường làm việc ở Google. Đó là một xưởng may tại Việt Nam.

Châu Á, công xưởng của thế giới từ lâu được biết đến với nguồn lao động giá rẻ, đang phải đối mặt với một vấn đề lớn – những người trẻ tuổi không muốn làm việc trong các nhà máy. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà sản xuất phương Tây vốn dựa vào nguồn lao động giá rẻ ở châu Á để sản xuất những mặt hàng tiêu dùng với giá cả phải chăng.

Một lớp học yoga miễn phí của công ty may ở Việt Nam.

Theo WSJ, kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á đang dần đi đến hồi kết, ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình sản xuất toàn cầu hóa mà các nhà sản xuất đã áp dụng trong suốt ba thập kỷ qua.

Nhờ việc đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia châu Á để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, một lượng lớn hàng hóa đã được sản xuất với mức giá phải chăng cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Thế nhưng, điều này có thể sớm trở thành dĩ vãng.

Ông Paul Norriss, người đồng sáng lập của nhà máy may mặc UnAvailable có trụ sở tại TP. HCM, cho biết: “Không còn nơi nào trên hành tinh này có thể cung cấp cho bạn những gì bạn muốn. Mọi người sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng của mình và các thương hiệu, cũng phải thay đổi thói quen của chính họ”.

Ông Norriss cho hay những công nhân ở độ tuổi 20, lực lượng lao động truyền thống của ngành may mặc, thường xuyên bỏ chương trình đào tạo của công ty. Những người khác thì chỉ làm việc trong một vài năm ít ỏi. Thay vì làm công nhân, người trẻ bây giờ đều muốn “trở thành một nhiếp ảnh gia, một nhà tạo mẫu, một KOL hay đơn giản chỉ là một nhân viên phục vụ tại quán cà phê”.

Người trẻ không mấy mặn mà với công việc tại các nhà máy.

Giám đốc điều hành của Lovesac, một nhà sản xuất đồ nội thất có trụ sở tại Stamford cho biết, những người trẻ tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam đang hòa nhập với văn hóa toàn cầu thông qua mạng Internet và ít quan tâm đến công việc tại các nhà máy. “Một khi họ nhìn thấy những người nổi tiếng trên mạng, họ không muốn làm công việc tại nhà máy nữa”, vị giám đốc cho hay.

Còn theo nhà sản xuất đồ chơi và trò chơi Hasbro, tình trạng thiếu lao động tại Việt Nam và Trung Quốc đã đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Nhà sản xuất búp bê Barbie Mattel với cơ sở sản xuất lớn ở châu Á cũng đang vật lộn với cơn khủng hoảng tương tự. Cả hai công ty này buộc phải tăng giá của các sản phẩm trong thời gian qua. Nike, công ty sản xuất phần lớn giày ở châu Á, thừa nhận giá thành sản phẩm của hãng đã tăng lên do chi phí lao động cao hơn.

Thay đổi nhân khẩu học đóng vai trò không nhỏ dẫn đến sự biến đổi này. Những người trẻ tuổi ở châu Á đang có ít con hơn và có con ở độ tuổi muộn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ chịu ít áp lực hơn trong việc tìm việc làm ổn định ở độ tuổi 20.

Bên cạnh đó, những người lao động trẻ được thừa hưởng nền giáo dục tốt hơn cha mẹ của họ. Chính vì thế, nhiều người không chấp nhận việc làm 8 tiếng/ngày gò bó trong những phân xưởng đông đúc, chật chội.

Lĩnh vực dịch vụ đang bùng nổ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhẹ nhàng hơn cho người trẻ, như nhân viên cửa hàng hay lễ tân khách sạn.

Làn sóng “Trung Quốc +1” cũng khiến các nhà sản xuất đổ xô đi tìm thị trường mới thay thế cho Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, khi lượng lớn nhà sản xuất gia nhập thị trường, nguồn cung lao động giá rẻ theo đó cũng dần cạn kiệt.

Các công ty đau đầu tìm cách thu hút lao động trẻ.

Nếu như trước đây các nhà sản xuất chỉ đơn giản là chuyển nhà máy tới các địa điểm ít tốn kém hơn thì giờ đây, ngày càng có nhiều yếu tố khiến họ phải cân nhắc.

Những quốc gia tại châu Phi và Nam Á dù có lực lượng lao động giá rẻ dồi dào nhưng lại không ổn định về chính trị hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tốt cũng như lực lượng lao động chưa qua đào tạo đã khiến các nhà sản xuất không yên tâm.

Thay đổi để "níu chân" người lao động

Để đối phó với khủng hoảng thiếu lao động trẻ tuổi, các nhà máy ở châu Á đang cố gắng làm cho mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người trẻ. Các chiến lược từ cơ bản như tăng lương đến “nâng cao” như cải thiện về đồ ăn, cơ sở vật chất hay thậm chí là xây dựng cả trường mẫu giáo cho con cái của công nhân đều được áp dụng.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc, tiền lương của các công nhân tại nhà máy ở Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2011, lên mức 320 USD/tháng và gấp 3 lần tốc độ tăng tại Mỹ. Tại Trung Quốc, tiền lương của các công nhân tại nhà máy đã tăng 122% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021.

Đầu năm nay, Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi, tốt nghiệp trung học đã từ bỏ công việc thợ máy tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở ngoại thành Hà Nội để chuyển sang làm tài xế xe ôm cho Grab. Mặc dù mức lương theo giờ thấp hơn mức thu nhập anh từng kiếm được ở nhà máy nhưng với Tuấn, sự thay đổi này là xứng đáng bởi hiện anh được làm “ông chủ của chính mình”.

Người trẻ Việt đang có nhiều lựa chọn hơn về nghề nghiệp.

“Những người quản lý tại các nhà máy thường đưa ra các lời nhận xét khó chịu và khiến tôi căng thẳng”, anh Tuấn chia sẻ. Anh cũng khẳng định rằng sẽ chỉ quay lại làm việc tại nhà máy nếu mức lương cũ 400 USD/tháng được tăng gấp đôi.

Cải thiện cơ sở vật chất cũng là ưu tiên hàng đầu của nhiều công ty. Tại Malaysia, các nhà máy về chất bán dẫn và điện tử đã loại bỏ yêu cầu mặc đồng phục, điều mà các công nhân trẻ không yêu thích cũng như thiết kế lại cơ sở vật chất của mình.

Chủ tịch Liên đoàn người sử dụng lao động Malaysia – tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng làm cho các nhà máy của mình hấp dẫn hơn một chút bằng cách mở rộng các vách ngăn, cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên, trồng thêm cây xanh và tạo ra một môi trường kiểu Apple”.

Không thể không thừa nhận rằng bối cảnh thị trường lao động đã khác nhiều so với hai thập kỷ trước, khi việc tìm kiếm công nhân đơn giản chỉ là mở cổng nhà máy và đợi dòng người đến xin việc. Trước thay đổi này, các nhà sản xuất cũng phải thay đổi chính mình, nếu không muốn bị người lao động bỏ rơi.

Theo WSJ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.