'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo kết luận thanh tra, nhằm mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học, từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2009, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đầu tư 3 dự án nhiên liệu sinh học với công suất 100.000 m3 Ethanol/năm.
3 dự án gồm các nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Hóa dầu & Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), Khu kinh tế Dung Quất – tỉnh Quảng Ngãi (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung - PCB) và Bình Phước (chủ đầu tư Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông - OBF).
Đến thời điểm thanh tra, dự án Bình Phước và Dung Quất đã thực hiện xong, còn dự án Phú Thọ, mặc dù đầu tư sớm nhất nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quá trình đầu tư, PVN và các đơn vị liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Đầu tiên là lựa chọn địa điểm xây dựng, tại dự án Dung Quất, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí đã lựa chọn địa điểm rồi bàn giao cho PCB. Nhưng khi lựa chọn địa điểm, đơn vị này đã không khảo sát công tác đền bù nên không giải phóng mặt bằng được khi đầu tư dự án, số tiền mà PCB đã chi trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư không sử dụng được cho dự án ở địa điểm mới, gây lãng phí 1,125 tỷ đồng.
Hai là trong việc chỉ định nhà thầu thực hiện gói thầu EPC dự án Phú Thọ và dự án Dung Quất, các đơn vị, cá nhân đã có các sai phạm nghiêm trọng.
Cụ thể, Liên danh PTSC/Alfa Laval thực hiện gói thầu EPC dự án Dung Quất, trong đó các nhà thầu PVC (Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí) và PTSC (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật và Xây lắp Dầu khí) đều đảm trách thực hiện các công việc quan trọng của dự án.
Tuy nhiên các nhà thầu này năng lực hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án nhiên liệu sinh học, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu và chỉ đạo của Thủ tướng, dẫn đến chậm tiến độ, gây thiệt hại cho chủ đầu tư.
Đặc biệt nhà thầu PVC dừng dự án Phú Thọ cách đây 5 năm, vi phạm hợp đồng EPC, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài hai sai phạm trên, kết luận thanh tra còn cho biết trong đàm phán hợp đồng, ký kết hợp đồng, điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC và điều chỉnh tổng mức đầu tư, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chủ đầu tư và các nhà thầu đã để xảy ra một loạt vi phạm.
Cụ thể, PVN đã có văn bản để đưa ra ý kiến với các chủ đầu tư PVB, PCB và nhà thầu PVC, PTSC về giá gói thầu EPC trong quá trình đàm phán giá hợp đồng, làm ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, ký kết hợp đồng EPC.
Trong việc điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC dự án Dung Quất, chủ đầu tư và nhà thầu PTSC đã ký Phụ lục hợp đồng EPC với giá trị điều chỉnh từ 59,2 triệu USD lên 67 triệu USD, trong đó tăng hơn 3 triệu USD chưa có căn cứ, vi phạm quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định của hợp đồng EPC.
Trong việc điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC dự án Phú Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVB đã ký ban hành Nghị quyết phê duyệt phát sinh tăng 8,3 triệu USD và ký Phụ lục hợp đồng EPC điều chỉnh tăng gần 7 triệu USD nhưng thực tế phần khối lượng công viêc nhà thầu PVC phải thực hiện đã tăng 14,3 triệu USD, vi phạm quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định của hợp đồng EPC.
Ngoài ra, PVB còn phê duyệt nội dung, ký hợp đồng EPC và Phụ lục hợp đồng EPC không thông qua Đại hội cổ đông, đồng thời điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Phú Thọ từ 1.317 tỷ lên 2.484 tỷ, trái với quy định.
Không chỉ vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC, việc sử dụng vốn đầu tư, việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng của PVN và các chủ đầu tư cũng dính nhiều sai phạm.
Cụ thể, tại dự án Dung Quất, nhà thầu PTSC chậm tiến độ 24 tháng, thi công hạng mục xử lý nước thải chỉ đáp ứng 60 – 65% công suất của nhà máy. Còn tại dự án Phú Thọ, nhà thầu PVC đơn phương ngừng thi công, khiến toàn bộ máy móc han gỉ, 1.534 tỷ vốn đầu tư không được phát huy, tăng chi phí vốn vay và chi phí khác.
Trong sử dụng vốn đầu tư, nếu chủ đầu tư PVB làm tăng 217 tỷ đồng vốn đầu tư cho dự án Phú Thọ thì PVB làm tăng 237 tỷ cho dự án Dung Quất.
Trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng, PVN, PCB, PVB còn "rộng tay" khi cho nhà thầu PVC, PTSC miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng với số tiền 1,3 triệu USD (dự án Phú Thọ), 5,9 triệu USD (dự án Dung Quất); miễn bảo lãnh tiền tạm ứng 8,6 triệu USD (dự án Phú Thọ), 11,8 triệu USD (dự án Dung Quất).
Kết quả là các dự án đều đội vốn so với phê duyệt ban đầu. Dự án Bình Phước đội hơn 250 tỷ từ 1.492 tỷ lên 1.742 tỷ; dự án Dung Quất đội hơn 600 tỷ, từ 1.493 tỷ lên 2.124 tỷ. Còn dự án Phú Thọ phê duyệt ban đầu 1.317 tỷ, giá trị gói thầu EPC 59 triệu USD nhưng chủ đầu tư và nhà thầu điều chỉnh hợp đồng tăng thêm 14 triệu USD.
Nhưng điều đáng nói hơn nữa là dù bị đội vốn như vậy nhưng các nhà máy khi đi vào hoạt động đều thua lỗ lớn và hầu như không vận hành thương mại. Toàn bộ vốn đầu tư 3 dự án trên hơn 5.400 tỷ đồng đã bị sử dụng không hiệu quả.
Từ các kết luận trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo PVN kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, xử theo quy định của pháp luật đối với vi phạm, khuyết điểm theo từng sự việc cụ thể.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đề xuất chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm trong đầu tư xây dựng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất.
Ở các dự án này "có dấu hiệu cố ý làm trái/hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng (dự án Dung Quất), trong chỉ định thầu, trong ký kết và điểu chỉnh hợp đồng EPC dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.