Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III niên độ 2016 – 2017 (hay quý II/2017) của Hoa Sen cho thấy, mặc dù doanh thu tăng vọt 57,3%, đạt 7.230 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần tăng rất mạnh, từ 75,8% lên 84,9% đã khiến lợi nhuận gộp quý II/2017 của Hoa Sen chỉ đạt 1.091 tỷ đồng, thấp hơn 22 tỷ đồng so với cùng kỳ 2016.
Tình hình càng khó khăn hơn khi tất cả các chi phí của Hoa Sen tăng với tốc độ rất cao, đặc biệt là chi phí lãi vay. Tính riêng trong quý II/2017, chi phí lãi vay của Hoa Sen lên đến 136 tỷ đồng, gấp 3,8 lần cùng kỳ. Chi phí bán hàng cũng tăng tới 51%, lên 425 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11,1%, lên 220 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) quý II/2017 của Hoa Sen chỉ đạt 271 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2016.
Nhưng đó mới chỉ là kết quả kinh doanh. Ở Hoa Sen đang có sự thay đổi cực kỳ đáng chú ý về tình hình tài chính, đặc biệt là việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tính đến hết ngày 30/6/2017, vốn chủ sở hữu của Hoa Sen đạt 4.975 tỷ đồng, tăng 20,5%. Tuy nhiên, nợ phải trả lên đến 12.449 tỷ đồng, tăng tới 52,2%, trong đó nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) đạt 10.828 tỷ đồng, tăng rất mạnh 87,2%.
Hệ số nợ của Hoa Sen theo đó tăng lên rất cao. Cụ thể, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn này ở mức 2,5 lần; trong khi đó, hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 2,18 lần.
Vậy vì sao Hoa Sen tăng mạnh nợ vay?
Dễ thấy nhất là tập đoàn này muốn huy động vốn để thực hiện chiến lược mở rộng thị phần mà tín hiệu rõ rệt nhất là việc doanh thu quý II của Hoa Sen tăng vọt 57,3%. Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Một nửa câu chuyện còn lại nằm ở báo cáo dòng tiền của Hoa Sen.
Cụ thể, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ từ 1/10/2016 – 30/6/2017, mặc dù ghi nhận lợi nhuận trước thuế lên đến 1.386 tỷ đồng nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Hoa Sen vẫn âm rất nặng, lên đến (-) 2.298 tỷ đồng.
Nói nôm na, 9 tháng qua, Hoa Sen chẳng những không thu được tiền từ hoạt động kinh doanh mà còn phải chi ra tới 2.298 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong kỳ, Hoa Sen đã ghi nhận tăng rất mạnh các khoản phải thu (2.041 tỷ đồng) và hàng tồn kho (837 tỷ đồng), cùng với đó là giảm các khoản phải trả (744 tỷ đồng), giảm chi phí trả trước (209 tỷ đồng), tăng tiền trả lãi vay (33 tỷ đồng) và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (279 tỷ đồng).
Bên cạnh dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm nặng, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Hoa Sen thậm chí còn âm nặng hơn, lên đến (-) 2.868 tỷ đồng, chủ yếu do tập đoàn này chi tiền để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
Chính vì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lẫn đầu tư âm tổng cộng trên 5.000 tỷ đồng nên Hoa Sen buộc lòng phải đi vay để bù đắp dòng tiền với lượng tiền thuần bù đắp là 4.832 tỷ đồng. Đây là tín hiệu thiếu tích cực cho thấy Hoa Sen có phần bị động về kế hoạch tài chính trong chiến lược mở rộng thị phần.
Thế nhưng, vấn đề vẫn chưa hết. Đi sâu hơn vào dòng tiền từ hoạt động tài chính mà cụ thể hơn là dòng tiền vay – trả nợ trong 9 tháng qua, có thể thấy sự thay đổi rất lớn về lượng vay – trả.
Cụ thể, trong kỳ từ 1/10/2016 – 30/6/2017, số tiền thu về từ đi vay của Hoa Sen lên đến 19.932 tỷ đồng, gấp tới 3,8 lần kỳ trước. Trong khi đó, tiền trả nợ gốc vay của tập đoàn này cũng tăng gấp 2,3 lần, lên mức 14.844 tỷ đồng.
Quy mô dòng tiền vay – trả nợ tăng vọt cho thấy thêm một thực tế là, Hoa Sen đang ngày càng phụ thuộc vào việc đi vay, cũng nghĩa là ngày càng phụ thuộc hơn vào các chủ nợ.
Hệ số nợ cao, lãi vay đè nặng, dòng tiền có dấu hiệu mất cân đối, nguồn vốn lưu động phụ thuộc lớn vào tiền đi vay, rủi ro tài chính cho Hoa Sen rõ ràng không phải nhỏ. Trước mắt, Hoa Sen khó lòng giảm được sự phụ thuộc vào dòng tiền từ đi vay bởi đột ngột giảm phụ thuộc có thể gây "sốc" tài chính, "thắt" hoạt động kinh doanh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.