'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tiền gửi không kỳ hạn vốn được coi là "của để dành" của MB bất ngờ giảm mạnh trong quý III, từ mức 65.678 tỷ đồng thời điểm kết thúc quý II xuống chỉ còn 55.922 tỷ đồng, tương đương mức giảm gần 10.000 tỷ chỉ sau 3 tháng.
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi khách hàng của MB theo đó cũng giảm mạnh xuống còn 26,4%, từ mức 32,3% thời điểm kết thúc quý II. Con số hồi đầu năm là 33,9%.
Sự suy giảm đáng kể này đến từ việc tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của MB giảm mạnh hơn 11.600 tỷ đồng sau 3 tháng, trong khi tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ vẫn tăng gần 2.000 tỷ đồng.
Kết quả, "ngôi vương" về "của để dành" đã chuyển từ MB sang cho Vietcombank – ngân hàng hiện có 27,1% tiền gửi khách hàng là tiền gửi không kỳ hạn.
Việc tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm đột ngột nếu chỉ là trước mắt, nghĩa là trong một vài quý sau có thể phục hồi thì tác động đến MB là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu khoản hụt tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ là lâu dài thì chi phí lãi tiền gửi của MB sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần, kéo biên lợi nhuận của ngân hàng này giảm xuống.
Hiện tại, tỷ lệ chi phí lãi (chủ yếu là chi phí lãi tiền gửi) trên thu nhập lãi (chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng) của MB đang có những diễn biến tích cực khi giảm khá rõ rệt từ mức 49,6% thời kỳ 9 tháng đầu năm 2016 xuống còn 44,5% trong 9 tháng đầu năm nay, cho thấy hoạt động tín dụng của MB đang ngày càng hiệu quả, biên lợi nhuận ngày càng cao.
3 năm trở lại đây, MB đẩy khá mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng. Chẳng hạn năm 2015, tăng trưởng tín dụng của MB là gần 21%; năm 2016, con số này lên đến trên 24%. 9 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng tín dụng của MB cũng ở mức gần 17%, cao hơn nhiều mức tăng trên 12% bình quân toàn ngành ngân hàng.
Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng đồng thời vẫn nâng được biên lợi nhuận trong hoạt động tín dụng là thành quả khá hiếm có của MB, bởi mở rộng quy mô thường kéo theo sự suy giảm trong biên lợi nhuận.
Tiền gửi không kỳ hạn là yếu tố nền tảng đóng góp vào thành quả trên. Nhưng như trên, yếu tố nền tảng này đang có dấu hiệu suy giảm, và có thể là suy giảm lâu dài.
Lật lại quá khứ, năm 2015, MB bất ngờ ghi nhận lượng tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ lên đến 23.136 tỷ đồng, tăng vọt so với con số chỉ 5.356 tỷ đồng của năm 2014 và duy trì cho đến thời điểm kết thúc quý II/2017, là nguyên nhân đưa MB dẫn đầu ngành ngân hàng về tỷ lệ "của để dành". Đột ngột tăng lên, nay, lượng tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ này lại đột ngột giảm mạnh. Sự bất định này cho thấy không có điều gì đảm bảo rằng lượng "của để dành" bằng ngoại tệ sẽ quay trở lại.
Thậm chí kể cả khi quay trở lại, lượng tiền gửi trên cũng không còn đóng nhiều vai trò như trước, bởi tổng tiền gửi khách hàng ngày càng lớn, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ trên tổng tiền gửi cũng ngày càng giảm. Điều bền vững là MB phải tăng được đều đặn lượng tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ, nếu không tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn sẽ ngày càng giảm và MB sẽ mất đi lợi thế về chi phí lãi tiền gửi.
9 tháng đầu năm nay, tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ của MB chỉ tăng 5,1% so với hồi đầu năm, thấp hơn đáng kể mức tăng 8,6% của tổng tiền gửi khách hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.