Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 10/9 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ tháng 2. Cuộc điện đàm diễn ra trong 90 phút, được đánh giá là thân thiện và thẳng thắn.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ Biden nêu rõ cuộc thảo luận là "một phần trong nỗ lực không ngừng của Mỹ nhằm quản lý một cách có trách nhiệm vấn đề cạnh tranh giữa hai nước".
Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh mối quan tâm lâu dài của Mỹ đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới, và hai lãnh đạo đã thảo luận về trách nhiệm của hai nước nhằm đảm bảo sự cạnh tranh không biến thành xung đột.
"Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận mang tính chiến lược, bao quát trên các lĩnh vực mà cả hai quốc gia cùng quan tâm, và các lĩnh vực còn tồn tại bất đồng về lợi ích, giá trị và tầm nhìn" tuyên bố từ Nhà Trắng cho biết thêm.
Trong lĩnh vực thương mại, ông Biden phàn nàn về “các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc”. Ngoài ra, căng thẳng giữa hai bên ngày càng sâu sắc vì hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cùng ngày, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đưa tin về cuộc điện đàm.
CCTV dẫn lời ông Tập Cận Bình cho biết nếu xảy ra “đối đầu” giữa Trung Quốc và Mỹ, “cả hai nước và thế giới sẽ phải hứng chịu hậu quả”, trong khi tất cả sẽ cùng có lợi nếu hai nước hành động cùng nhau.
Ông Alexey Miller, Chủ tịch tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, cho biết đoạn đường ống cuối cùng của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đã được đấu nối và cố định thành công vào sáng 10/9, theo đó việc thi công đường ống đã chính thức hoàn thành.
Nga khẳng định đường ống này là một bước quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho toàn châu Âu, và góp phần cung cấp nguồn khí đốt giá rẻ từ vùng Siberia đến người tiêu dùng ở Tây Âu.
Thời gian thực tế để khí đốt của Nga tiếp cận được với lưới khí đốt của châu Âu sẽ phải phụ thuộc vào quyết định của cơ quan quản lý Đức.
Trong khi đó, Ukraine cùng ngày tuyên bố sẽ tiếp tục"chống lại" dự án này ngay cả khi nó đi vào hoạt động.
Theo Bloomberg, tuyền đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ giải tỏa "cơn khát" khí đốt khi thị trường châu Âu đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh mùa đông đang tới gần và giá khí đốt đang ở mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, Dòng chảy phương Bắc 2 cần phải nhận được chứng nhận kỹ thuật và bảo hiểm, điều này có thể gặp thách thức do các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt vào năm ngoái
Ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẳng định rằng khả năng xóa sổ virus SARS-CoV-2 là gần như không thể xảy ra, thế giới sẽ phải sống chung với Covid-19 mãi mãi.
“Tôi nghĩ virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại cùng chúng ta và sẽ phát triển giống như virus gây ra đại dịch cúm. Nó sẽ phát triển để trở thành một trong những loại virus khác ảnh hưởng đến chúng ta”, ông Ryan phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/9.
“Mọi người nói rằng chúng ta sẽ loại bỏ hoặc xóa sổ virus. Không, chúng ta sẽ không làm được điều đó. Chúng ta không thể", ông Ryan nhấn mạnh thêm.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó Covid-19 của WHO, thì cho rằng nếu thế giới có những bước đi sớm để ngăn chặn sự lây lan của virus thì tình hình đại dịch đã không tồi tệ đến mức này.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu là hơn 224,5 triệu ca, trong đó có hơn 4,6 triệu người tử vong.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 13 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ngày 9/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ tặng thêm 100 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển trong năm nay.
Cũng tại hội nghị, ông Tập cho biết, đến nay, Trung Quốc đã cung cấp hơn 1 tỷ liều vaccine COVID-19 cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế.
Trước đó, ông Tập ngày 5/8 tuyên bố nước này sẽ cố gắng cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho thế giới trong năm nay và tặng 100 triệu USD cho Chương trình chia sẻ vaccine Covid-19 toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Cũng trong ngày 9/9, tờ Thời báo Hoàn Cầu, cho biết vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên của nước này dựa trên công nghệ mRNA có tên ARCoVax sẽ được sản xuất hàng loạt tại cơ sở ở thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc vào tháng 10 tới.
Đây là sản phẩm phát triển chung bởi Học viện Khoa học quân y Trung Quốc, Công ty Suzhou Abogen, và Công ty công nghệ sinh học Yunnan Walvax.
Cũng theo Thời báo Hoàn cầu, với vốn đầu tư 520 triệu NDT (80 triệu USD), nhà máy sản xuất vaccine ARCoVax có công suất lên đến 200 triệu liều mỗi năm. Các nguyên liệu thô cốt lõi và thiết bị cho vaccine cũng được sản xuất tại Trung Quốc.
Xem thêm >> Toshiba đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc, một phần năng lực sản xuất chuyển sang Việt Nam
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.