Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Liên minh châu Âu hôm 2/12 đã đồng ý hạn chế giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng, sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng về một mức trần thích hợp, trước thềm lệnh cấm vận của EU với mặt hàng dầu thô của Moscow có hiệu lực vào ngày 5/12.
Mức giá trần mới sẽ cấm các công ty phương Tây bảo hiểm, cấp vốn hoặc vận chuyển dầu của Nga trừ khi dầu được bán dưới 60 USD/thùng. Đây là phương pháp được cho là sẽ tước đoạt nguồn doanh thu khổng lồ Moscow dùng để tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine.
Tuyên bố chính thức dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu đưa ra vào ngày 4/12.
Giới hạn giá sẽ được xem xét thường xuyên để theo dõi sự phân nhánh thị trường của nó, nhưng nó phải “thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường trung bình”, một tài liệu của EU có chi tiết về mức trần cho biết.
Thông báo này được đưa ra sau khi nhóm các nền kinh tế tiên tiến G-7 đã đồng ý vào tháng 9 để áp đặt giới hạn đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Chi tiết về cách hoạt động của giới hạn trong thực tế cũng đã được thảo luận kể từ thời điểm đó.
Mức giá trần ban đầu được Uỷ ban châu Âu đề xuất là 65 – 70 USD/thùng đã vấp phải 2 luồng ý kiến trái chiều. Trong khi các quốc gia khu vực biển Baltic như Ba Lan, Litva và Estonia mức được đề xuất quá cao, cho rằng chỉ nên áp trần ở mức 30 USD, thì các quốc gia nhận được một phần thu nhập đáng kể từ hoạt động vận chuyển dầu trên biển như Hy Lạp, Cyprus và Malta cho rằng ngưỡng được đề xuất quá thấp và có nguy cơ làm suy yếu thương mại dầu mỏ thế giới.
Trước thông tin về việc phương Tây dự kiến áp giá trần, Nga đã cảnh báo rằng việc hạn chế giá dầu có thể tàn phá thị trường năng lượng và đẩy giá hàng hóa lên cao hơn nữa. Nước này cũng đe doạ sẽ không bán dầu cho các quốc gia ủng hộ phương án của phương Tây.
Ngày 1/12, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo trừng phạt 3 cán bộ cấp câp của Triều Tiên, bao gồm các cá nhân tên Jon Il Ho, Yu Jin, và Kim Su Gil, do liên quan tới vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày 18/11 của Bình Nhưỡng.
Ông Jon Il Ho là phó giám đốc Cục Công nghiệp đạn dược (MID) của Đảng Lao động Triều Tiên, trong khi ông Yu Jin là giám đốc cơ quan này. Ông Kim Su Gil làm tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên từ năm 2018 - 2021.
Mỹ khẳng định ông Jon Il Ho và ông Yu Jin nắm vai trò lớn trong việc phát triển vũ khí hàng loạt, còn tướng Kim Su Gil giám sát việc thực hiện các quyết định liên quan tới chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trước đó, 3 nhân vật này đã bị Liên minh châu Âu (EU) đưa vào danh sách trừng phạt từ tháng 4.
Hàn Quốc cũng tuyên bố trừng phạt 7 cá nhân và 8 tổ chức liên quan tới vấn đề này. Trong số 7 cá nhân bị trừng phạt có một người Singapore và một người Đài Loan. Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, tất cả các đối tượng trên đều đã nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ tháng 1/2019 và tháng 10/2020.
Tương tự, Nhật Bản xác định 3 tổ chức và 1 cá nhân là đối tượng trong loạt trừng phạt mới của nước này áp lên Triều Tiên. Reuters cho biết trong số này có Lazarus Group, một nhóm tội phạm mạng nghi làm việc cho Chính phủ Triều Tiên và thực hiện các cuộc tấn công mạng.
Đợt trừng phạt mới nhất từ phía Washington và các đồng minh châu Á được coi là sự phản ứng sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngày 18/11.
Tính từ đầu năm tới nay, Triều Tiên đã phóng hơn 60 tên lửa, một con số cao kỷ lục, khiến các quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn, v nhiều lần bày tỏ lo ngại Triều Tiên sẽ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Trong tuyên bố về lệnh trừng phạt này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách tình báo về khủng bố và tài chính Brian Nelson nói: "Những vụ phóng tên lửa gần đây cho thấy tất cả các quốc gia cần thực hiện đầy đủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vốn để ngăn Triều Tiên tiếp thu công nghệ, vật liệu và thu nhập mà Bình Nhưỡng cần trong việc phát triển năng lực tên lửa đạn đạo cũng như chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt bị cấm".
Theo Tân Hoa Xã, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời lúc 12:13 chiều 30/11 (giờ địa phương) tại thành phố Thượng Hải, quê hương ông. Nguyên nhân qua đời là bệnh bạch cầu và suy đa tạng. Cựu Chủ tịch Trung Quốc hưởng thọ 96 tuổi.
Tin tức đã được xác nhận trong "Thư gửi toàn Đảng, toàn quân và đồng bào các dân tộc trong cả nước" từ Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Quân ủy Trung ương của CPC và CHND Trung Hoa.
"Cái chết của đồng chí Giang Trạch Dân là một tổn thất khôn lường đối với Đảng, quân đội và nhân dân các dân tộc của chúng ta", trích bức thư gửi toàn đảng, toàn quân và đồng bào các dân tộc cả nước của Uỷ ban Trung ương ĐCS Trung Quốc.
Theo truyền thông, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn đầu ban lễ tang gồm hàng trăm quan chức hàng đầu Trung Quốc đến viếng ông Giang.
Lễ tưởng niệm ông Giang Trạch Dân sẽ được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào lúc 10h sáng ngày 6/12 (giờ địa phương). Vào ngày tổ chức lễ tưởng niệm, quốc kỳ Trung Quốc sẽ được treo rủ trên khắp cả nước, các hoạt động giải trí bị đình chỉ, và người dân cả nước sẽ mặc niệm trong 3 phút.
Ông Giang Trạch Dân là lãnh đạo thế hệ thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 13 năm (1989-2002), chức Chủ tịch Trung Quốc trong 10 năm (1993-2003) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (1989-2004).
Trong suốt quãng thời gian cầm quyền, ông đã lãnh đạo một số khoảnh khắc mang tính biểu tượng nhất của Trung Quốc, có thể kể tới việc Anh bàn giao lại Hong Kong vào năm 1997 và đưa Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO vào năm 2001 và trở thành chủ nhà Thế vận hội Mùa hè 2008.
Ngày 28/11, núi lửa Mauna Loa ở Hawaii đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên sau 38 năm. Theo USGS, vụ phun trào bắt đầu từ đêm 27/11, ban đầu diễn ra từ trong miệng núi lửa và dung nham dần trào ra từ các khe nứt bên cạnh miệng núi lửa.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ngày 29/11 cho biết núi lửa Mauna Loa ở Hawaii đã phun dòng dung nham cao tới 60m vào không trung, tạo thành các dòng dung nham nóng chảy từ ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới này.
USGS ước tính độ cao nhất của dòng dung nham đạt từ 30-60 m.
Theo Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Hawaii, không có dấu hiệu dung nham đe dọa các khu dân cư. Do đó, nhiều người dân địa phương đã đến khu vực an toàn gần đỉnh núi để được tận mắt ngắm nhìn kỳ quan thiên nhiên.
Núi lửa Mauna Loa cao 4.169m so với mực nước biển Thái Bình Dương và là một phần trong chuỗi núi lửa hình thành các đảo của Hawaii. Lần gần đây nhất núi lửa này phun trào là vào tháng 3 và tháng 4/1984, tạo ra dòng dung chảy dài tới 8km tại thành phố Hilo.
Là một trong 6 núi lửa đang hoạt động trên quần đảo Hawaii, Mauna Loa đã phun trào 33 lần kể từ năm 1843. Đợt phun trào gần đây nhất diễn ra vào năm 1984, kéo dài 22 ngày và tạo ra dòng dung nham chảy dài tới 7km.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/12 cảnh báo ngày càng có nhiều nguy cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 dưới mức 2% trong bối cảnh các nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại.
Phát biểu tại hội nghị Reuters NEXT, bà Georgieva cho biết nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, dưới mức 2%, là khoảng 25%. Tuy nhiên, khi đánh giá các chỉ số gần đây, IMF quan ngại nguy cơ này có thể tăng.
Trước đó, IMF dự báo hơn 33% số nền kinh tế toàn cầu có thể suy giảm trong năm nay hoặc năm sau, trong đó hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) bị đình trệ. Người đứng đầu IMF quan ngại nguy cơ suy giảm xảy ra đồng thời ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Trong phát biểu đưa ra ngày 29/11 vừa qua, Tổng Giám đốc IMF Georgieva đã để ngỏ khả năng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, cho rằng dịch bệnh COVID-19 kéo dài và các vấn đề của ngành bất động sản đã gây ra những rủi ro liên tục đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo giới chuyên gia, bất kỳ sự suy yếu nào của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - quốc gia đóng góp từ 35 - 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, cũng có thể tác động tới kinh tế thế giới.
Theo kế hoạch, IMF sẽ cập nhật dự báo về triển vọng kinh tế thế giới vào tháng 1/2023 và đại diện cấp cao của IMF sẽ có chuyến thăm Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận chính sách kinh tế.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới ngày 2/12, toàn thế giới hiện ghi nhận 648,7 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2,8 triệu ca mới được ghi nhận trong 7 ngày qua, tăng nhẹ 0,6% so với tuần trước đó.
Trong tuần vừa qua, tình hình dịch bệnh nóng lên thấy rõ tại châu Á, với khoảng 1,4 triệu ca nhiễm mới, tăng 13% so với tuần trước đó. Các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đều là những quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới trong tuần.
Trái lại, tại châu Âu, tình hình có vẻ “giảm nhiệt”, dù vẫn ghi nhận tới hơn 700.000 ca nhiễm mới trong tuần, tập trung tại các quốc gia như Pháp, Đức Nga, Áo.
“Điểm nóng” dịch bệnh lớn nhất hiện tại không đâu ngoài Trung Quốc, với số ca nhiễm mới mỗi ngày liên tục xô đổ các kỷ lục và phương pháp phòng dịch “zero-Covid” được đánh giá là quá khắc nghiệt.
Các biện pháp phòng dịch hiện đã được thắt chặt tại hơn 80 thành phố của Trung Quốc, trong đó có các siêu đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Trùng Khánh – những khu vực tạo ra một nửa GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh gần đây đã đưa ra những tín hiệu cho thấy sẽ sớm điều chỉnh các biện pháp phòng dịch, vừa để xoa dịu người dân, vừa để “cứu vãn” nền kinh tế.
Xem thêm >> Gặp nhiều trở ngại, EU thừa nhận không thể tịch thu tài sản của Nga
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.