Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo khảo sát tại các ngân hàng, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng rất phổ biến với mức lãi suất thấp, nhiều ưu đãi. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đang có ưu điểm lớn về chi phí cơ bản như phí thường niên, lãi suất, phí giao dịch ngoại tệ đều ở mức thấp nhất so với ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, mức phí thường niên thẻ chuẩn của Vietinbank chỉ là 75.000 đồng/năm, Vietcombank là 100.000 đồng/năm.
Lãi suất vay thẻ của nhóm này cũng ở mức thấp: Vietcombank là từ 0,83%/tháng – 1,416%/tháng, BIDV là 1,25 – 1,5%/tháng. Phí chuyển đổi khi giao dịch ngoại tệ của Vietcombank và BIDV cũng ở mức rất cạnh tranh là từ 2% và 2,1%...
Ngoài ra, tại các ngân hàng thương mại cổ phần khác, các mức chi phí dao động trong khoảng khá rộng và cũng có những ngân hàng có chi phí rất cạnh tranh.
Cụ thể, ngân hàng LienVietPostBank phát hành thẻ với mức phí thường niên thẻ chuẩn thấp nhất là 150.000 – 400.000 đồng/năm, cùng với lãi suất vay và phí giao dịch ngoại tệ ở mức khá cạnh tranh lần lượt là 1,5 – 1,7% và 3%.
Thẻ tín dụng do SHB phát hành cũng có chi phí ở mức thấp như phí thường niên từ 250.000 – 800.000 đồng/năm, lãi suất vay tương tự LienVietPostBank nhưng phí giao dịch ngoại tệ thấp hơn, chỉ 2,5%.
Ngân hàng PVcomBank phát hành thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi cho khách hàng như miễn phí thường niên năm đầu, phí từ năm sau là 300.000 – 900.000 đồng/năm. Đặc biệt lãi vay của thẻ ở mức thấp nhất nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 1% - 1,83%/tháng, phí giao dịch ngoại tệ 2,3%. Ngân hàng này còn có dịch vụ chọn số thẻ theo yêu cầu với mức phí 500.000 đồng.
Nhìn chung, phí thường niên thẻ chuẩn ở nhóm này trong khoảng 150.000 – 300.000, các hạng thẻ cao hơn tùy theo chính sách ưu đãi, mức phí có thể lên đến 1.300.000 đồng/năm như tại ACB.
Về lãi vay, trong khi các ngân hàng trên có lãi vay cạnh tranh thì 3 ngân hàng có lãi vay cho thẻ chuẩn cao nhất là VP Bank 2,99%/tháng, VIB 2,58%/tháng, Techcombank 2,316%/tháng.
VIB và Techcombank cũng là hai ngân hàng có mức phí phạt chậm trả và phí giao dịch ngoại tệ cao nhất, lần lượt phí phạt chậm trả là 6% số tiền thanh toán tối thiểu và phí giao dịch ngoại tệ là 4%. Tuy nhiên, VIB có ưu điểm là thời hạn miễn lãi tối đa có thể lên đến 55 ngày.
Ở nhóm các ngân hàng nước ngoài, các chi phí cơ bản ở mức cao hơn so với hai nhóm còn lại. Phí thường niên mở thẻ dao động từ 350.000 – 2.000.000 đồng/năm, lãi suất vay từ 2,2 – 2,6%/tháng. Phí giao dịch ngoại tệ từ 3,25% - 4%. Standard&Chartered, ngân hàng mới bắt đầu phát hành thẻ tại Việt Nam từ năm 2016, có mức phí thường niên cao nhất, từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/năm.
Nhìn chung, các ngân hàng ngoại thường có mức phí cao và xác định cạnh tranh bằng dịch vụ, đặc biệt là họ có lợi thế trong cung cấp dịch vụ thanh toán khi giao dịch ở nước ngoài. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa, các ngân hàng này không thể hiện rõ ưu thế so với các ngân hàng trong nước.
Được biết, hầu hết các ngân hàng có thời hạn miễn lãi tối đa là 45 ngày. Riêng một số ngân hàng có thời hạn miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày là ACB, Sacombank, VIB, Standard&Chartered.
Về phí rút tiền mặt, đa số các ngân hàng quy định ở mức 4%, tối thiểu là 50.000 – 100.000 đồng. Riêng Sacombank có mức phí rút tiền mặt thấp nhất, từ 2,15 – 2,5% cùng với việc miễn lãi tối đa 55 ngày.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.