'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ năm 2018, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã chính thức công bố “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới BĐS”. Các quy tắc đạo đức được đưa ra không chỉ yêu cầu các nhân viên môi giới bất động sản có trách nhiệm với khách hàng mà còn với đồng nghiệp. Chữ tín, trung thực, minh bạch, có đạo đức nghề nghiệp chính là chìa khóa thành công giúp các nhân viên môi giới phát triển lâu dài trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà môi giới đã làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Từ cuối năm 2022, Bộ Xây dựng đã có đánh giá, một trong những bất cập trên thị trường BĐS, là nguyên nhân khiến nhà đầu tư thất vọng, quay lưng chính là hiện tượng các sàn giao dịch câu kết với nhau "ôm hàng", "tạo sóng", gây "sốt ảo" ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường.
Báo cáo của VARS cũng từng chỉ ra, lực lượng môi giới BĐS tuy đông (khoảng 300.000 người) nhưng phần lớn thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu ý thức tuân thủ pháp luật. Trong số đó, không ít người hành nghề tay ngang, chộp giật, có hành vi "găm đất, thổi giá", tạo "sốt ảo". Nhiều môi giới còn lừa đảo khách hàng bằng "dự án ma", bằng thông tin thất thiệt. Từ đó gây hậu quả nặng nề cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của các chủ đầu tư chân chính.
“Khi thị trường sôi động, nhiều người mua nhà đã để cảm xúc lấn át lý trí, vì tiền hoa hồng nên nhiều môi giới thậm chí gián tiếp tay cho các công ty lừa đảo khách hàng mà điển hình là phân phối, tư vấn dự án chưa hoàn thiện pháp lý, dự án ma. Tôi cũng đã từng bị môi giới thiếu đạo đức lừa đảo như vậy, giờ mất tiền oan mà dự án không triển khai”, chị Đào, một cư dân ở TP. Thủ Đức nói.
Theo ông Minh Trung, một nhà đầu tư tại TP. HCM, nghề môi giới hiện nay phát triển rất bát nháo, mặc dù đã được các cơ quan ngôn luận phản ánh nhiều, nhưng nhiều người mua nhà vẫn bị các chiêu trò lừa đảo “siêu hạng” của môi giới nên mất tiền cọc từ vài trăm triệu tới cả tỷ đồng cho dự án không có thật.
“Mới đây, tôi cũng đã bị lừa khi môi giới đưa xuống tận Long Thành mua đất thổ cư, họ có công ty sàn giao dịch hẳn hoi, mà ngờ đâu làm sổ đỏ giả, giấy tờ giả, đưa nhà đầu tư đi xem các khu đất tưởng như là có thật để chiếm đoạt tiền cọc khiến niềm tin với thị trường ngày càng suy giảm”, ông Trung cho hay.
Không ít đại diện của các sàn giao dịch BĐS thừa nhận có nhiều môi giới, chuyên viên BĐS vì tham lợi trước mắt mà quên hẳn trách nhiệm với chủ đầu tư, trách nhiệm với khách hàng, đặc biệt là môi giới F2 (môi giới không trực tiếp ký hợp đồng phân phối sản phẩm với chủ dự án). Tình trạng phổ biến là bắt tay tạo "sóng" giả, thu lợi ích cho cá nhân, đơn vị, gây thiệt hại cả về thời gian lẫn tiền bạc cho khách hàng.
Nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm, hiện tại đội ngũ môi giới trên thị trường BĐS cần được chuẩn hoá để thị trường BĐS phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh.
Thống kê sơ bộ cả nước có hơn 300.000 người hoạt động môi giới BĐS. Tuy nhiên, số người môi giới có chứng chỉ hành nghề chỉ khoảng 30.000 người. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ, cứ 10 người môi giới BĐS thì chỉ có 1 người có chứng chỉ. Bên cạnh đó, nhiều chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định cũ đã hết hiệu lực. Hiện nay số chứng chỉ được cấp lại theo quy định mới chỉ vào khoảng 10.000 trường hợp.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS, hiện tại số người mong muốn được sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề rất nhiều nhưng việc cơ quan chức năng các địa phương tổ chức cấp lại diễn ra khá chậm và còn khó khăn. Trong khi đó, môi giới BĐS hoạt động không có chứng chỉ đang tiềm ẩn các nguy cơ về thiếu tuân thủ pháp luật, gây ảnh hưởng đến thị trường BĐS cũng như của khách hàng.
Ông Trương Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Property X cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước hiện chưa có những tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ về thành lập công ty, sàn môi giới BĐS và hoạt động của những cá nhân môi giới trong khi đây là lực lượng quan trọng trong sự phát triển của thị trường.
Trước thực trạng về cơ chế pháp luật và quản lý môi giới BĐS còn bỏ ngỏ, theo ông Tú, đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước nên có những quy chuẩn về ngành nghề môi giới BĐS cho cá nhân môi giới và tổ chức sàn giao dịch.
Cụ thể, năng lực trình độ của môi giới cần được nâng cao. Môi giới BĐS bắt buộc phải được đào tạo bài bản. Nếu không đảm bảo được điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng, bởi BĐS là hàng hoá đặc biệt, có giá trị lớn, là tài sản mà người dân tích cóp cả đời mới có được. Môi giới không có kiến thức, trách nghiệm, không bảo vệ lợi ích của khách hàng sẽ rất dễ dẫn đến họ bị thiệt hại nặng nề.
Đại diện Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng cho biết, hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu thể chế hóa hoạt động kinh doanh BĐS vào Luật Kinh doanh bất động sản với hướng xác định vai trò, chủ thể nhà môi giới trong thị trường. Các quy định về việc đào tạo kỹ năng hành nghề môi giới, quy định trách nhiệm và đạo đức hành nghề của nghề môi giới, mối quan hệ giữa nhà môi giới với các chủ thể đang được Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu.
“Khi có các quy chuẩn rõ ràng sẽ dễ nhận diện rõ điều kiện cần và đủ cho cá nhân và tổ chức tham gia hành nghề môi giới BĐS, qua đó có cách quản lý, giám sát và có những chế tài xử lý phù hợp để hoạt động này trở nên chuyên nghiệp hơn”, vị đại diện này cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.