Thị trường chứng khoán châu Á 2021: Các nhà sản xuất chip toả sáng, Trung Quốc thiệt hại nhiều
Quỳnh Anh -
27/12/2021 16:22 (GMT+7)
(VNF) - Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn từ Nhật Bản và Trung Quốc là những người chiến thắng lớn nhất trên thị trường chứng khoán châu Á vào năm 2021, tăng gấp đôi định giá so với cuối năm ngoái trong bối cảnh nhu cầu sản xuất công nghệ cao tăng mạnh, theo Nikkei Asia.
Sau sự bùng nổ thị trường chứng khoán do Covid-19 thúc đẩy vào năm ngoái và tạo ra các công ty kỹ thuật số phát triển vượt bậc, thị trường chứng khoán châu Á đã có một năm tương đối khó khăn vào năm 2021, khi các cuộc “đàn áp” quy định của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nhiều loại cổ phiếu quan trọng nhất của đất nước cũng như khu vực.
Tuy vậy, cuộc khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu khiến nhu cầu chip tăng lên, tạo cơ hội cho một số công ty sản xuất công nghệ kém nổi hơn, bên cạnh các công ty tài chính và hậu cần cũng đang phát triển trở lại khi nền kinh tế dần hồi phục sau đại dịch.
Nikkei Asia đã so sánh những thay đổi về vốn hóa thị trường của khoảng 600 công ty lớn nhất châu Á được định giá 10 tỷ USD vào cuối năm 2020, dựa trên dữ liệu QUICK-FactSet tính đến ngày 21/12. Theo đó, khoảng 50% công ty trong số đó đã tăng giá trị, trong khi 50% còn lại có giá trị giảm dần trong 12 tháng vừa qua.
Những doanh nghiệp hoạt động tốt nhất
Trong số những doanh nghiệp có mức vốn hoá tăng nhiều nhất, công ty sản xuất chip Nhật Bản Lasertec đã chứng kiến mức vốn hóa thị trường tăng 162% trong năm nay lên 2.900 tỷ yên (26 tỷ USD), xếp thứ 2 trong danh sách, chỉ kém tập đoàn truyền thông China Telecom.
Lasertec không phải là một cái tên “đình đám” trong ngành công nghiệp bán dẫn, tuy vậy, công ty này sản xuất thiết bị kiểm tra photomasks (tấm bình quang) - một công cụ để tạo mẫu mạch trên tấm silicon. Thiết bị này dùng để đảm bảo rằng các mẫu photomask không có sai sót.
Trong năm 2021, Lasertec trở thành nhà cung cấp gần như độc quyền của loại thiết bị này cho loại mặt nạ tiên tiến có tên EUV và đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Danh sách các công ty có giá trị thị trường tăng lớn nhất trong năm 2021.
Một cái tên khác cũng được chú ý trong năm qua là tập đoàn công nghệ Naura - nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất của Trung Quốc và là đối thủ của Vật liệu ứng dụng của Mỹ và Tokyo Electron của Nhật Bản. Vốn hoá thị trường của Naura đã tăng 103%, giá trị thị trường lên 182 tỷ (28 tỷ USD).
Trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ròng của công ty đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái lên 658 triệu NDT.
Bên cạnh đó, tháng 11 vừa qua, Naura đã niêm yết tại Thâm Quyến và huy động được 8,5 tỷ NDT thông qua phát hành riêng lẻ để mở rộng năng lực sản xuất và tăng cường nghiên cứu và phát triển.
Ngoài các cổ phiếu bán dẫn, nhu cầu sản xuất ổn định trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19 đã giúp các cổ phiếu liên quan đến hàng hóa tăng. Trong số 10 công ty có giá trị thị trường tăng nhiều nhất có tập đoàn vận tải biển Trung Quốc COSCO Shipping Holdings, tăng 110% và nhà sản xuất thép Ấn Độ Tata Steel, tăng 83% giá trị công ty.
Doanh nghiệp có giá trị thị trường tăng nhiều nhất trong năm 2021 là China Telecom, 1 trong 3 nhà mạng nhà nước, đã ghi nhận mức tăng vốn hóa thị trường lên 162% - nhưng điều này đi kèm với một cảnh báo nghiêm trọng.
Bước nhảy vọt đáng kể về giá trị thị trường của China Telecom chủ yếu đến từ việc công ty mới niêm yết tại Thượng Hải vào tháng 8, nơi có sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà nước. Động thái này diễn ra sau khi China Telecom buộc phải hủy niêm yết tại New York do bị chính quyền Mỹ cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Việc niêm yết trên các sàn chứng khoán của Trung Quốc đại lục được nhiều người coi là khác biệt cơ bản với việc niêm yết ở các thị trường khác, vì Bắc Kinh hạn chế dòng vốn đầu tư tự do. Điều này có nghĩa là cơ chế định giá tại đại lục và ở các nơi khác sẽ khác nhau. Do đó, rất khó để nói liệu giá trị vốn hóa thị trường của China Telecom tăng mạnh có phản ánh sự thay đổi cơ bản về giá trị của công ty hay không.
Ngoài Trung Quốc, tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến Sea của Singapore – đơn vị có mức tăng giá trị lớn nhất ở châu Á năm 2020, tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều là 24%, tập đoàn Kakao của Hàn Quốc tăng 48%, cho thấy các nhà đầu tư vẫn mong đợi sự tăng trưởng trong các dịch vụ kỹ thuật số khi đại dịch thay đổi lối sống.
Trong khi đó, sự phục hồi dần dần sau đại dịch đã giúp các cổ phiếu tài chính tăng trở lại, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ. Cổ phiếu của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ - đơn vị cho vay thương mại lớn nhất của nước này, tăng 62% nhờ chỉ số hoạt động tốt nhất trong số các ngân hàng công.
Bajaj Finserv, chi nhánh dịch vụ tài chính của tập đoàn Bajaj của Ấn Độ, tăng 78% giá trị. Công ty có sự hiện diện trong lĩnh vực tài chính bán lẻ, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm nói chung. Các nhà phân tích cho rằng phạm vi phân phối rộng rãi của công ty và tập trung vào lợi nhuận là một số lý do khiến cổ phiếu công ty này nằm trong số những lựa chọn hàng đầu năm nay.
Chứng khoán Trung Quốc chịu thiệt vì quy định mới
Nhìn chung, chứng khoán châu Á kém hiệu quả so với chứng khoán toàn cầu vào năm 2021. Chỉ số MSCI All Country Asia Index đã giảm 1% trong năm nay vào ngày 21/12, so với mức tăng 17% của Chỉ số MSCI All Country World.
Theo ông Chetan Seth, chiến lược gia cổ phiếu tại Nomura ở Singapore, việc Trung Quốc có quá nhiều lùm xùm liên quan đến chính sách kinh tế và nhiều vấn đề khác trong năm nay là yếu tố khiến cho cổ phiếu các công ty Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả.
Ông Seth nói: “Việc thắt chặt các quy định vĩ mô và vi mô đã gây ra sự khó chịu đáng kể cho các nhà đầu tư cổ phiếu”, đề cập đến việc Bắc Kinh kiềm chế lĩnh vực bất động sản và các quy định đối với các lĩnh vực như giáo dục, thương mại điện tử và fintech.
Do đó, các doanh nghiệp giáo dục của Trung Quốc là những doanh nghiệp thua lỗ lớn nhất trong năm. Định giá thị trường của các công ty dạy kèm tư nhân Gaotu Techedu và TAL Education Group lần lượt giảm 96% và 94%.
Theo báo cáo, hàng chục nghìn giáo viên đã bị sa thải sau khi các công ty buộc phải chuyển thành các tổ chức phi lợi nhuận theo chính sách "cắt giảm kép" của chính phủ để giảm bớt khối lượng công việc của học sinh và gánh nặng tài chính của phụ huynh.
Các công ty công nghệ nổi bật nhất của Trung Quốc - Alibaba Group Holding và Tencent Holdings - đều rớt khỏi bảng xếp hạng 10 giá trị vốn hóa thị trường hàng đầu toàn cầu, với mức định giá lần lượt giảm 51% và 22% vào năm 2021.
Các tập đoàn này chịu áp lực chủ yếu từ hai bộ luật quan trọng nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh độc quyền và bảo mật dữ liệu, trước sự giám sát chặt chẽ hơn của các cơ quan chức năng Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc.
Nhà phân tích Dan Wang của Gavekal Research cho biết, các quy định chặt chẽ hơn được coi là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung nhiều hơn vào các công nghệ “cứng” như công nghiệp bán dẫn hơn là vào internet tiêu dùng.
Các “ông lớn” bất động sản mới vỡ nợ gần đây của Trung Quốc là Evergrande và Shimao Group Holdings cũng nằm trong số những công ty có mức sụt giảm giá trị thị trường lớn nhất, với mức giảm lần lượt là 90% và 77,6%.
Các công ty có giá trị thị trường sụt giảm nhiều nhất trong năm 2021.
Mặt khác, các dấu hiệu về sự phục hồi Covid-19 khiến cổ phiếu của một số công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ có xu hướng giảm. Trong số những công ty có mức tăng giá trị thị trường thấp nhất ở châu Á năm nay có Top Glove của Malaysia - nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới, và công ty địa phương Hartalega. Giá trị thị trường của các công ty này giảm lần lượt 66% và 56% vào năm 2021.
Nhận định chứng khoán châu Á năm 2022
Trong tương lai, các nhà phân tích cho rằng các nhà sản xuất thiết bị và sản xuất chất bán dẫn sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong bối cảnh nhu cầu sử dụng chip tăng cao, phản ánh nhu cầu đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon, Microsoft và Google.
Hisashi Moriyama, một nhà phân tích tại JPMorgan, cho biết: “Sẽ có nhu cầu lớn về các bộ vi xử lý hiệu suất cao được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu”, dự đoán một năm bận rộn sắp tới đối với các xưởng đúc chip cao cấp như TSMC - hiện là công ty có giá trị nhất ở châu Á.
Biểu hiện của một số chỉ số chứng khoán châu Á năm 2021.
Chiến lược gia cổ phiếu của Nomura, ông Chetan Seth cho biết ông "khá kỳ vọng vào chứng khoán châu Á năm 2022", mặc dù ông cũng lưu ý biến thể Omicron và việc xoay trục chính sách gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ dẫn đến một số biến động trong quý I.
Liên quan tới Trung Quốc, ông Seth nhận định các chính sách tài khóa và tiền tệ của nước này đang trở nên có tác dụng hơn khi các nhà chức trách tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng. Ông nói: “Điều này sẽ giúp ích cho chứng khoán Trung Quốc và làm tăng hiệu quả hoạt động của chứng khoán châu Á, với tư cách là thị trường lớn nhất trong khu vực”.
(VNF) - Bộ trưởng ngoại giao Bỉ Maxime Prévot cho biết việc nhắm mục tiêu vào Big Tech có thể là một trong những lựa chọn của Liên minh châu Âu (EU) để đáp trả các đòn thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(VNF) - Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cam kết đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD trong 10 năm vào Mỹ sau khi các quan chức cấp cao của UAE gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, thông báo ngày 21/3 của Nhà Trắng nêu rõ.
(VNF) - Thủ tướng Bỉ Bart De Wever cho rằng, rằng việc châu Âu tịch thu gần 200 tỷ euro (216 tỷ USD) tài sản bị đóng băng của Nga sẽ là "một hành động chiến tranh".
(VNF) - Trong bối cảnh chính phủ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, đi kèm với việc nguồn cung đất ở thu hẹp, thị trường bất động sản Trung Quốc đang cho thấy một số dấu hiệu nóng lên ngay trong quý đầu năm 2025.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 tuyên bố những người bị phát hiện làm hỏng xe Tesla có thể phải ngồi tù tới 20 năm, đồng thời cảnh báo rằng chính phủ đang "truy tìm" họ.
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison Holdings Ltd. của tỷ phú Lý Gia Thành cảnh báo về môi trường kinh doanh toàn cầu đang xấu đi do căng thẳng địa chính trị và thương mại khi kế hoạch bán cảng tại Kênh đào Panama khiến Trung Quốc tức giận.
(VNF) - Tesla đang thu hồi gần như toàn bộ xe Cybertruck tại Mỹ để khắc phục lỗi tấm ốp thép bên ngoài có thể tách ra khi đang lái. Đây là đợt thu hồi thứ 8 đối với mẫu SUV này kể từ tháng 1/2024.
(VNF) - Được sự ủng hộ của sinh viên và các nhà giáo dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/3 đã ký một sắc lệnh hành pháp giải thể Bộ Giáo dục liên bang, thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử.
(VNF) - Các nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) dự đoán vị thế thống trị của nước này đối với nguồn cung cấp đất hiếm trên thế giới có thể sắp kết thúc.
(VNF) - Đế chế kinh doanh của ông trùm Hồng Kông Lý Gia Thành đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi CK Hutchison Holdings quyết định bán cảng tại Kênh đào Panama cho một liên doanh do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu, động thái đã khiến Bắc Kinh tức giận. Cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh trong những phiên gần đây.
(VNF) - Tỷ phú công nghệ Elon Musk, cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết mạng sống của ông đang bị đe dọa vì sự tham gia sâu rộng của ông vào chính quyền, và một số người có thể muốn ông chết vì ông đang "ngăn chặn hành vi gian lận của họ".
(VNF) - Trong bối cảnh sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang dần hạn chế, các đồng minh châu Âu của Ukraine đang cân nhắc liệu có nên tịch thu 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng số tiền này để hỗ trợ Ukraine hay không.
(VNF) - Tỷ phú người Hong Kong Lý Gia Thành đang "mắc kẹt" giữa cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi công bố thỏa thuận bán cảng tại Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay loại "thẻ vàng" thị thực trị giá 5 triệu USD mà ông đề xuất sẽ giúp nước Mỹ trả hết nợ quốc gia, đồng thời cung cấp cho các công ty hàng đầu phương thức để thu hút những lao động nhập cư chất lượng. “Nó sẽ được bán chạy như tôm tươi”, ông Trump nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.
(VNF) - Thừa nhận rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần phải “nỗ lực hết sức” để đạt được các mục tiêu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tự tin rằng: “Con tàu khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục vượt sóng và vững vàng tiến về tương lai”.
(VNF) - Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, quanh mức 3.038-3.039 USD/ounce khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn. Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng liên tục phá đỉnh trong những ngày qua.
(VNF) - Văn phòng công tố Bỉ ngày 18/3 cho hay họ đã buộc tội 5 người trong cuộc điều tra hối lộ tại Nghị viện châu Âu được cho là có liên quan đến tập đoàn Huawei của Trung Quốc, trong đó 4 người bị buộc tội tham nhũng.
(VNF) - Công nghệ "siêu sạc" của BYD đang làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới và thúc đẩy hãng này tiến xa hơn so với các đối thủ như Tesla.
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đang chịu áp lực mới từ Bắc Kinh sau khi bán các cảng ở Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
(VNF) - Tại nước Mỹ xa xôi, những quả trứng gà quen thuộc giờ đây được coi là “gia tài nho nhỏ”. Người ta nâng niu những vỉ trứng gà như khoản lương hưu, thậm chí coi chúng như một khoản “đầu tư” có thể tìm thấy ngay trong siêu thị.
(VNF) - Trước cuộc “khủng hoảng” khi giá gạo tăng vọt, chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra một quyết định chưa từng có: Giải phóng hơn 200.000 tấn gạo dự trữ khẩn cấp. Đáng tiếc là, nỗ lực này dường như chưa đủ để giải quyết gốc rễ vấn đề.
(VNF) - Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ trợ cấp chăm sóc trẻ em, tăng lương và chế độ nghỉ phép có lương tốt hơn để phục hồi nền kinh tế đang chậm lại. Bên cạnh đó, nước này cũng đang triển khai chương trình giảm giá 41 tỷ USD cho đủ loại mặt hàng, từ máy rửa chén và đồ trang trí nhà cửa đến xe điện và đồng hồ thông minh.
(VNF) - Từ một cửa hàng nhỏ bán hạt giống, tập đoàn CP (Charoen Pokphand) đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu châu Á. Với hoạt động đa dạng từ nông nghiệp, thực phẩm đến viễn thông và bán lẻ, CP Group đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.
(VNF) - Bộ trưởng ngoại giao Bỉ Maxime Prévot cho biết việc nhắm mục tiêu vào Big Tech có thể là một trong những lựa chọn của Liên minh châu Âu (EU) để đáp trả các đòn thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.