Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Trump mới đây đã đăng tải dòng tweet mới nhất về thỏa thuận hạt nhân với Iran, lúc 18:44 (UTC): “Tôi sẽ thông báo quyết định của tôi về Thỏa thuận Iran vào ngày mai tại Nhà Trắng lúc 2:00 chiều”.
Ngày 12/5 sẽ là hạn cuối để Nhà Trắng quyết định sẽ tiếp tục đình chỉ lệnh trừng phạt nhắm vào xuất khẩu dầu của Iran, hay là sẽ quay lại thời điểm trước năm 2015. Nếu các biện pháp trừng phạt được tiến hành, thỏa thuận hạt nhân sẽ bị phá vỡ. Điều đó có khả năng đưa Hoa Kỳ vào một cuộc “va chạm” ngoại giao với một số đồng minh và đối tác thương mại của chính nó.
Quyết định này cũng có ý nghĩa đối với thị trường dầu mỏ vì Iran là nước sản xuất dầu thô lớn thứ ba của OPEC. Những sự kiện xảy ra xung quanh thỏa thuận này đã đẩy giá dầu lên cao trong những tuần gần đây. Vào ngày 7/5, lần đầu tiên dầu thô Mỹ đạt 70 USD/thùng kể từ tháng 11 năm 2014.
Các nhà quan sát vấn đề Iran cho rằng ông Trump có thể từ bỏ các biện pháp trừng phạt trong thời điểm đang chuẩn bị diễn ra cuộc đàm phán hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Quyết định về thỏa thuận hạt nhân Iran có thể sẽ được tạm hoãn lại cho đến khi cuộc khủng hoảng của Hàn Quốc được giải quyết.
Các nhà phân tích đưa ra quan điểm chính quyền của ông Trump sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt, tuy nhiên vẫn sẽ để một khoảng thời gian đủ để các nước đồng minh là khách hàng mua dầu của Iran điều chỉnh. Điều đó sẽ cho chính phủ Mỹ đủ thời gian để tiếp tục đàm phán với các nhà lãnh đạo châu Âu - những người muốn giữ thỏa thuận JCPOA.
Theo các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được ký kết bởi chính quyền Tổng thống Obama, cộng đồng quốc tế đồng ý đình chỉ các biện pháp trừng phạt chống lại Iran, miễn là nước này tuân theo các điều khoản giới hạn về chương trình hạt nhân của mình và cấp quyền truy cập vào các cơ sở nguyên tử cho các thanh tra quốc tế.
Các bên tham gia thỏa thuận này bao gồm Iran và nhóm P5+1 (Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ)
Trong khi Iran vẫn tuân thủ các điều kiện, ông Trump từ lâu đã đe dọa sẽ khôi phục các biện pháp trừng phạt. Hồi năm ngoái, ông từ chối xác nhận thỏa thuận với Quốc hội Hoa Kỳ, nói rằng thỏa thuận này không còn nằm trong lợi ích an ninh quốc gia. Vào tháng 1/2018, ông đã miễn trừ các biện pháp trừng phạt, nhưng nhấn mạnh rằng ông sẽ không làm như vậy một lần nữa trừ khi chính phủ Mỹ đạt được sự đồng thuận của các thành viên châu Âu nhằm củng cố các điều khoản của hiệp định.
Ông Trump và những nhà ngoại giao “diều hâu” chỉ trích thỏa thuận năm 2015 vì thỏa thuận này thiếu sự đề cập đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, sự tham gia của nước này trong các xung đột khu vực, và sự hỗ trợ đối với các nhóm khủng bố theo Mỹ xác định.
Ngoài ra, một thiếu sót nữa là sự hạn chế đối với hoạt động hạt nhân của Iran hết hạn từ 10 đến 15 năm kể từ khi thực hiện. Ông Trump và nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa muốn sửa lại hiệu lực của các hạn chế đó thành “vĩnh viễn”.
Các nhà phân tích năng lượng cho rằng nếu ông Trump muốn khôi phục trừng phạt, dường như ý định đó sẽ vấp phải sự phản đối của các cường quốc khác, khi thế giới thấy Iran vẫn đang tuân thủ thỏa thuận. Trung Quốc sẽ không cắt giảm mua dầu của Iran, và những khách hàng lớn khác như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tìm cách đẩy lùi các biện pháp trừng phạt. Họ kỳ vọng không ít hơn 500.000 thùng dầu của Iran được bán ra thị trường. Con số này nhỏ hơn so với 1 triệu-1,5 triệu thùng vào thời ông Obama còn tại nhiệm.
Tuy nhiên, tác động của các biện pháp trừng phạt sẽ còn phụ thuộc vào nhiều điều khác. Một yếu tố quan trọng là sự tuân thủ hiệp định từ phía Iran. Liệu Tehran sẽ bắt đầu đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình, hay là sẽ tiếp tục tuân theo các điều khoản của thỏa thuận, và cô lập chính quyền của ông Trump?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.