Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Covid-19 sắp xếp trật tự mới cho hàng không?
Nói về cú sốc Covid -19, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn so sánh: Trong nhiều năm qua, hàng không Việt Nam luôn tăng trưởng mức 2 con số, riêng năm 2019 đã vận chuyển hơn 136 triệu hành khách, năng lực điều hành bay không ngừng nâng cao (hơn 900.000 chuyến bay).
Tuy nhiên, Covid -19 đã gây rối loạn hoạt động kinh tế, ảnh hưởng đời sống xã hội, làm tê liệt ngành hàng không Việt Nam và thế giới. Tại nước ta, các hoạt động vận tải hàng không đã phải hy sinh quyền lợi chính đáng để phục vụ chủ trương giãn cách xã hội, khoanh vùng dập dịch, dừng vận chuyển hành khách...
“Dịch Covid -19 khiến nhiều hãng hàng không phá sản và không rõ trật tự của các hãng hàng không có thay đổi hay không? Ví dụ như Singapore đang gặp khó khăn hơn chúng ta rất nhiều vì diện tích nhỏ, chỉ có 1 sân bay và khi đóng cửa tê liệt hoàn toàn vì không có thị trường nội địa", ông Tuấn nói.
Còn theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thì đây là thời điểm quyết định thay đổi cục diện cuộc chơi giữa các hãng hàng không.
“Các hãng bay trước khi ‘tị nạnh’ được hơn phần hỗ trợ thì phải bàn với nhau mình có thay đổi cục diện được hay không. Những doanh nghiệp càng to và nhiều thị trường chắc gì sống được lâu do nợ nần nhiều vì dịch. Vậy, các hãng hàng không Việt sẽ đứng lên như thế nào, sống ra sao trong trật tự hàng không mới. Vì thế, các đơn vị liên quan nên phân tích những hãng hàng không đối thủ cạnh tranh với mình,” ông Thiên phân tích.
3 hãng hàng không kiến nghị gì?
Theo đại diện của Vietnam Airlines, tính đến thời điểm này, thị trường nội địa có phục hồi nhưng sức mua yếu, giá vé lại giảm mạnh. Thị trường quốc tế "đóng băng" chủ yếu là các chuyến bay đưa công dân hồi hương.
Hiện, dịch COVID-19 đã lắng dịu nhưng với đà suy thoái kinh tế và tâm lý lo ngại đó vẫn là rào cản kéo dài phục hồi ngành hàng không nói chung.
Ngoài ra, các hãng hàng không liên tục đổ tải vào thị trường nội địa khiến dư thừa nguồn cung và cạnh tranh trực diện giảm giá vé nhằm thu hút khách và cạnh tranh giữa các hãng. Điều này khiến hiệu quả khai thác, tiềm lực tài chính giảm nghiêm trọng, khó cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài.
Đối với Vietjet, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng giám đốc đề xuất tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các đơn vị liên quan kiến nghị tới Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ hãng vay 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3-5 năm. Sau đó, Vietjet sẽ bắt đầu trả nợ và lãi kể từ 2023-2025.
Với Bamboo Airways, ông Nguyễn Khắc Hải, Phó Tổng giám đốc cho biết: Bamboo Airways mong muốn Quốc hội và Chính phủ xem xét có gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt cho Vietnam Airlines.
Bên cạnh đó, đại diện cả 3 hãng hàng không cùng chung quan điểm kiến nghị giảm 50% phí cất hạ cánh, giá dịch vụ bay giảm thuế môi trường; mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế ở một số nước đã kiểm dịch tốt; không cấp phép bay cho các hãng hàng không cho tới năm 2024 (chỉ cấp phép hãng bay khi tự chủ nguồn lực, có kế hoạch bay và tiềm lực tài chính rõ ràng); Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho vay lãi suất 0% để trả lương cán bộ, công nhân viên...
Các hãng hàng không tránh "tị nạnh" hay "choảng" nhau
Trước kiến nghị từ các hãng hàng không Việt, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, quan trọng nhất là duy trì và vượt qua khó khăn. Rất may là Chính phủ, các Bộ ngành đã khống chế được dịch giúp thị trường hàng không nội địa có thể hoạt động được.
"Đây đang là chỗ dựa quan trọng mà các hãng cần nắm bắt và tìm cách phát triển, do đó cần kích hoạt thị trường nội địa hàng không cũng như du lịch tạo nên sức cầu nội địa", ông Thiên nói.
Liên quan đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay nhằm sống sót qua đại dịch Covid -19, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, "các hãng hàng không cần chứng minh với ngân hàng, ngành hàng không là mũi nhọn về kinh tế, hứng chịu thiệt hại nhiều nhất nhưng lúc đứng dậy cũng phải là đầu tiên".
“Việc tìm nguồn tài trợ cho hàng không phải đặt hướng thuyết phục các ngân hàng, Chính phủ rằng, tài trợ hàng không chính là tài trợ cho tương lai. Hàng không thế giới đứng dậy thì ta phải dứng dậy ngay lập tức, đồng thời đi kèm với dự báo được tương lai của ngành hàng không trong bối cảnh hiện tại,” ông Thiên nói.
Từ đó, ông Thiên đánh giá, "các hãng hàng không Việt cần được cứu và Nhà nước phải có trách nhiệm như hỗ trợ cấp vốn, lãi suất cho tất cả các hãng, tránh việc các hãng hàng không “tị nạnh” hay “choảng nhau” mà 3 hãng (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways) cần chung sức, đồng lòng để vượt qua dịch".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.