Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Chậm nhất là đầu tuần sau sẽ thông báo về điều chỉnh phần còn lại của room tín dụng trong con số 14% mà Ngân hàng Nhà nước đã định hướng từ đầu năm để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Chiều tối ngày 24.8.2022, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp nội bộ bàn về tăng trưởng tín dụng năm 2022 giữa lãnh đạo các Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra - Giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Dự báo thống kê, Vụ Truyền thông.
Cạn room tín dụng là câu chuyện nóng nhất trong ngành ngân hàng lúc này. Liên tiếp thời gian gần đây, các chuyên gia lên tiếng cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước để đến cuối năm mới nới room là quá muộn, hoặc sớm muộn gì cũng bỏ công cụ hạn mức tín dụng đã tồn tại 11 năm qua.
Ngày 26.8.2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có những chia sẻ thông tin mới nhất về lộ trình bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm.
Đáng chú ý là tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% lần này, các ngân hàng không còn kiến nghị được tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Vào tháng 5.2022, tại hội nghị về triển khai Nghị định 31 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, nhiều ngân hàng đồng loạt đề nghị Ngân hàng Nhà nước nước xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để triển khai gói hỗ trợ tốt hơn.
Hiện việc thực hiện giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% còn rất khiêm tốn sau 3 tháng triển khai.
"Không nới room tín dụng ngay thì cực kỳ khó giải ngân với gói hỗ trợ lãi suất. Nếu ngân hàng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng thì làm sao có thể giải ngân được gói hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đợi cuối năm mới nới room tín dụng là quá trễ. Không nên chờ đến quý IV, cuối năm khi tăng trưởng tín dụng và lạm phát "êm" rồi mới nới room tín dụng vì như vậy quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và của doanh nghiệp", TS Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế nói.
Trao đổi với PV báo Lao Động, TS Nguyễn Tuấn Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội cho biết: “Hiện dư địa tăng trưởng tín dụng còn khá lớn (4 tháng cuối năm còn khoảng 4,42%, tương đương gần 500.000 tỉ đồng). Tôi tin Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng trong biên độ điều hành 14%. Việc điều chỉnh tuân thủ theo nguyên tắc tổ chức tín dụng nào có “thể chất” tốt hơn, tín dụng lành mạnh hơn, tham gia đóng góp nhiều hơn vào các mục tiêu chung của hệ thống và chủ trương của Chính phủ sẽ được ưu tiên nới room tín dụng”.
Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, qua 3 tháng triển khai, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất mới đạt gần 4.407 tỉ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 4.300 tỉ đồng; dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8.2022 khoảng 13,5 tỉ đồng.
Những khó khăn được các ngân hàng nêu ra lần này chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng thụ hưởng, điều kiện cho vay, loại tiền giải ngân, quy định phải có đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh… Đặc biệt, tâm lý e ngại của khách hàng khi tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước thì phải tuân thủ hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.