'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dấu mốc trong lịch sử phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ đến sau khoảng một tháng nữa, khi lần đầu tiên mạch đường bộ cao tốc từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Vinh (Nghệ An) và từ TPHCM đến phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) được nối thông.
Để viễn cảnh trên thành hiện thực, chỉ còn 2 dự án thành phần đang gấp rút về đích là Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Đây cũng là 2 đoạn tuyến do nhà đầu tư BOT thi công và quản lý vận hành.
Trên mạch cao tốc từ Hà Nội về đến TP Vinh, mọi sự chú ý đổ dồn vào dự án thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT và chốt hạn thông xe vào ngày 30/4 năm nay.
Tuy nhiên, đây cũng là dự án có tiến độ thi công ì ạch nhất trong 11 dự án được đồng loạt triển khai. Ngay từ đầu, Bộ GTVT đã mất thời gian chuyển đổi cơ chế đầu tư. Đến khi có nhà đầu tư BOT tham gia, dự án cũng không đạt tiến độ như yêu cầu.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng Bộ GTVT, cho biết vào dịp 30/4 tới, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt chỉ kịp thông xe 30km đoạn từ Diễn Châu đến huyện Hưng Nguyên (giáp TP Vinh).
Đoạn còn lại từ Vinh đến Bãi Vọt dài khoảng 20km (gồm cả cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam) cuối năm nay mới hoàn thành do phải xử lý nền đất yếu.
Có mặt tại xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vào cuối tháng 3, phóng viên Dân trí ghi nhận các hạng mục cầu vượt còn dang dở. Trước đó, một số hộ dân xóm Hưng Thịnh (xã Hưng Tây) đã ngăn cản đơn vị thi công do việc xây cống gây ách tắc hệ thống tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo tiến độ dự án, Ban quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An, đề nghị chính quyền khẩn trương thu hồi diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nói trên.
Tại công trường cầu và hầm Thần Vũ (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), nhà thầu đang huy động tối đa nhân lực, chạy đua với thời gian bởi đây là các hạng mục "đường găng" của cả dự án.
Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết sẽ thảm bê tông nhựa mặt cầu Thần Vũ vào đầu tháng 4, quyết tâm hoàn thành công trình vào ngày 20/4. Với chiều dài 1,2km, chiều cao các trụ cầu trung bình 43-45m, cầu Thần Vũ là cầu vượt địa hình dài nhất cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Ông Trương Đức Liên, Phó tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án), cho biết sản lượng các gói thầu đạt gần 90% hợp đồng. Nhà thầu đang dồn tối đa máy móc, huy động gần 2.000 nhân lực với hơn 100 mũi thi công để kịp tiến độ.
"Nếu thời tiết thuận lợi, mục tiêu ngày 30/4 thông từ đầu tuyến đến nút giao quốc lộ 46B đoạn qua huyện Hưng Nguyên sẽ được đảm bảo", ông Liên thông tin.
Theo tính toán, quãng đường di chuyển từ Hà Nội về TP Vinh bằng đường cao tốc là 280km (tính từ nút giao Pháp Vân đến nút giao Vinh). Với vận tốc thiết kế trên cung đường mới khoảng 90km/h, thời gian đi cao tốc từ Hà Nội về Vinh sẽ là 4 tiếng thay vì hơn 5 tiếng di chuyển trên quốc lộ 1.
Theo đại diện Tập đoàn Đèo Cả, đến cuối tháng 3, tất cả hạng mục trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo cơ bản hoàn thành. Các đơn vị đang hoàn chỉnh vạch kẻ đường, biển báo và hệ thống thu phí tự động không dừng.
Trên tuyến có hầm Núi Vung dài 2,25km, gồm 2 ống hầm với bề rộng mỗi ống 14m, giai đoạn 1 sẽ sử dụng ống hầm bên phải. Đây là hạng mục quan trọng và có thời gian thi công dài nhất trên tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh này.
Sau khi hoàn thành, hầm Núi Vung dài thứ 4 cả nước sau các hầm Hải Vân, Đèo Cả và Cù Mông.
Hầm Núi Vung đã được Tập đoàn Đèo Cả đào thông 2 nhánh từ tháng 8/2023. Tại nhánh hầm phải, tiến độ lắp bê tông vỏ hầm đã đạt 96% và bê tông nhựa mặt đường đạt hơn 90%.
Theo nhà đầu tư, tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đoạn từ Cam Lâm đến huyện Ninh Sơn, nút giao xuống TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đang duy trì 35 mũi thi công, gồm 15 các hạng mục mặt đường, cầu; hệ thống ITS, điện chiếu sáng, hệ thống ATGT (hàng rào, hộ lan, dải phân cách).
Ở đoạn cao tốc còn lại từ nút giao xuống TP Phan Rang - Tháp Chàm vào Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Tập đoàn Đèo Cả cũng huy động 25 mũi thi công.
"Sản lượng thực hiện đến cuối tháng 3 đạt 98%. Chúng tôi đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án và đưa vào vận hành vào giữa tháng 4", đại diện nhà đầu tư cho biết.
Trước đó, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm do Tập đoàn Sơn Hải làm nhà đầu tư BOT đã thông xe nhưng chưa tổ chức thu phí. Nhà đầu tư dự kiến chờ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo hoàn thành để nối thông mạch cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang.
Theo tính toán, quãng đường di chuyển từ TPHCM đến Nha Trang bằng đường cao tốc là 375km với thời gian tiêu tốn là 5 tiếng thay vì 6-7 tiếng như trước đây.
Chánh văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng cho biết khác với các cao tốc đầu tư bằng vốn Nhà nước đang cho lưu thông miễn phí, các cao tốc BOT như Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ được thu phí hoàn vốn luôn sau khi thông xe.
Hiện nhà đầu tư BOT của 2 dự án này đã lắp đặt xong hệ thống thu phí tự động theo công nghệ mới, loại bỏ thanh chắn (barie) tại lối vào trạm, chỉ còn duy trì barie tự động tại lối ra.
Đại diện Bộ GTVT cho biết riêng dự án BOT Diễn Châu - Bãi Vọt có thể chưa thu phí ngay do chưa hoàn thiện toàn tuyến.
Từ nay đến ngày 30/4, Bộ GTVT sẽ thực hiện các phần việc còn lại gồm kiểm tra toàn tuyến, phê duyệt hồ sơ tổ chức giao thông, an toàn giao thông, phối hợp với Hội đồng kiểm tra Nhà nước nghiệm thu dự án. Bộ cũng chỉ đạo đơn vị quản lý 2 dự án dồn toàn bộ lực lượng, tập trung thi công hoàn thiện hạng mục còn lại để đảm bảo thông xe đúng hạn.
Một vấn đề dự kiến sẽ "căng thẳng" là việc thiếu trạm dừng nghỉ. Trước đó, quãng đường lái xe từ Dầu Giây đến Vĩnh Hảo dài 200km không có trạm dừng nghỉ đã khiến người dân "kêu trời". Sắp tới, quãng đường không có trạm dừng sẽ kéo dài lên hơn 300km.
Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Bộ GTVT cho biết một mặt, Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ. Trường hợp cần kíp, có thể yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh việc san lấp mặt bằng, thiết lập một số hạng mục ưu tiên như nhà vệ sinh, điểm dừng xe...
Mặt khác, Bộ yêu cầu các ban quản lý dự án phối hợp với địa phương rà soát nút giao ra vào cao tốc để hướng dẫn tài xế đến các vị trí dừng nghỉ thích hợp tại từng địa phương cao tốc đi qua.
Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3km, tổng mức đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng, đi qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Công trình được khởi công từ tháng 5/2021, do liên danh Hiệp Hòa - Cienco 4 - Núi Hồng - Trường Sơn - Vina 2 làm nhà đầu tư BOT.
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5km, tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Công trình được khởi công tháng 9/2021, do Tập đoàn Đèo Cả - Công ty 194 làm nhà đầu tư BOT.
(*) Các tính toán về thời gian lưu thông trong bài viết được giả định trong điều kiện lý tưởng, chưa bao gồm tình huống ùn tắc giao thông tại nội thành Hà Nội, TPHCM.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.