'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo kết luận điều tra cạnh tranh việc Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) công bố giữa tháng 12, Grab có dấu hiệu vi phạm hành vi không thông báo tập trung kinh tế và tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật Cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa quá trình điều tra xác định Grab đã chiếm hơn 50% thị phần trên thị trường sau khi mua lại Uber.
Tuy nhiên, phản hồi sau đó Grab cho rằng mình không vi phạm luật, mà do cách hiểu, giải thích của cơ quan quản lý cạnh tranh và Grab khác nhau về thị trường liên quan, cũng như đặc điểm cấu thành một thị trường cạnh tranh.
Chia sẻ với báo chí về phản ứng của Grab về kết luận điều tra cạnh tranh, ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh Việt Nam cho rằng, pháp luật hiện hành đã có các quy định về việc xác định thị trường liên quan của vụ việc cạnh tranh.
"Trong quá trình xử lý, Hội đồng cạnh tranh sẽ xem xét, đánh giá kỹ lưỡng lập luận của các bên, đối chiếu với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật trước khi đưa ra kết luận cuối cùng", Thứ trưởng Khánh nói và nhấn mạnh thêm, kết quả điều tra độc lập, khách quan do nhóm điều tra viên được phân công thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh.
Hiện Văn phòng Hội đồng cạnh tranh đang hoàn tất thủ tục để lập Hội đồng xử lý vụ việc. Trong 30 ngày từ thời điểm nhận hồ sơ vụ việc, Hội đồng xử lý sẽ đưa ra một trong các quyết định, gồm trả hồ sơ để điều tra bổ sung (60 ngày); đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh; hoặc mở phiên điều trần để ra xem xét, xử lý vụ việc cạnh tranh. Phiên điều trần sẽ được Hội đồng xử lý mở trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định.
Cụ thể hơn, ông Khánh cho hay, ở Việt Nam cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Hội đồng cạnh tranh là đơn trực thuộc Bộ Công Thương, nhưng việc thực thi pháp luật cạnh tranh, nhất là việc điều tra vụ việc được thực hiện hoàn toàn độc lập, khách quan và tuân theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính.
"Tôi tuy là cấp trên của Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhưng Cục trưởng có đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong các vụ việc cạnh tranh", Thứ trưởng Công Thương nói thêm.
Ông cũng nhấn mạnh, Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập, gồm các thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm, nên việc xem xét, xử lý vụ việc cạnh tranh cũng sẽ được thực hiện một cách độc lập, khách quan và tuân theo pháp luật cạnh tranh.
Ngoài ra, do cùng lúc được giao phụ trách quản lý Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, nên trong vụ việc này Thứ trưởng Khánh cho biết, cũng sẽ không tham gia Hội đồng xử lý, nhằm đảm bảo việc xem xét, xử lý khách quan, công tâm.
Cuối tháng 3, Grab tuyên bố đã mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á. Grab tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ của Grab (multi-modal transportation and fintech platform).
Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab. Một ngày sau đó Cơ quan giám sát cạnh tranh Singapore đã ra quyết định điều tra việc Grab có độc quyền hay không. Cuối tháng 9, Singapore đã tuyên bố phạt hai dại gia công nghệ này 9,5 triệu USD.
Trong khi đó, Việt Nam chính thức điều tra vụ mua bán này từ giữa tháng 5 và sau 8 tháng công bố kết quả điều tra vụ việc. Trước đó, kết quả điều tra sơ bộ của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cho thấy việc tập trung kinh tế giữa hai doanh nghiệp này khiến thị phần vượt ngưỡng 50% nên có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 2004.
Theo quy định pháp luật, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.