'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 27/6, UBND Hà Nội tổ chức hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” tại trung tâm hội nghị quốc gia.
Phát biểu tại hội nghị này, Thủ tướng chia sẻ niềm vui với Hà Nội về thành công của hội nghị với với 229 dự án được trao giấy chứng nhận đầu tư, tổng mức đầu tư đến 405.000 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD).
Đánh giá việc thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển lúc này là vấn đề cấp bách, Thủ tướng cho rằng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, chính quyền, tiên phong, dám nghĩ dám làm.
Cho rằng quan điểm "Hà Nội không vội được đâu” đã lạc hậu, đã cũ, Thủ tướng nói Hà Nội ngày nay đã tích cực đối thoại, tích cực tháo gỡ, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Hà Nội đã tôn vinh doanh nghiệp; hợp tác tháo gỡ bất cập, xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Với vị thế mới của mình, Thủ tướng cho rằng Hà Nội giờ đây không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam, bởi theo dòng lịch sử của Việt Nam hơn 1.000 năm, kể từ năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, vùng đất Hà Nội vốn đã là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Đại Việt qua các triều Lý, Trần, Hậu Lê.
Ở thời đại Hồ Chí Minh, Hà Nội cần được định nghĩa bằng một tầm nhìn mới xứng đáng hơn, đó phải là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á.
"Đến năm 2045, khi Việt Nam ở vị thế nước phát triển, Hà Nội phải đạt tầm nhìn là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Á", Thủ tướng nói.
Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng cho rằng giờ đây, Hà Nội không còn đặt mục tiêu ganh đua với các địa phương khác trong nước mà phải vươn tầm cạnh tranh với các thành phố trong khu vực.
Với tinh thần không bỏ lại doanh nghiệp nào phía sau, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chúng ta đang “làm tổ cho đại bàng đẻ, nhưng cũng phải rải thóc gạo cho chào mào, chim sẻ ăn no”. Vì sự phát triển tốt cho Thủ đô, cũng cần phải quan tâm tới hộ cá thể hợp tác xã làng nghề, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để thiện thực hóa được tầm nhìn phát triển, theo Thủ tướng, Hà Nội phải gây dựng được 3 yếu tố là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển.
Về “thiên thời”, Thủ tướng cho rằng Hà Nội phải có chất lượng thể chế tốt, phải tranh thủ các cơ chế đặc thù mà Hà Nội đang có như Luật Thủ đô, nghị định của chính phủ, đặc biệt là nghị quyết mới đây của quốc hội. Chính quyền Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế hãy nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ chế, chính sách đặc thù này như yếu tố thiên thời hiếm có của Hà Nội.
Thứ hai, Hà Nội phải tận dụng tối đa lợi thế về địa chính trị, kinh tế của Việt Nam, hẹp hơn là vùng Thủ đô. Theo đó, Hà Nội phải hợp tác liên kết vùng và xem các địa phương là đối tác chứ không phải đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, Hà Nội phải có được “cổ đông chiến lược” cùng đồng hành với chiến lược của mình. Đó là chính là các doanh nghiệp tốt, người giàu, người giỏi, đặc biệt các giới khoa học, công nghệ. Vì vậy, hội nghị hôm nay là cơ hội để Hà Nội tìm “cổ đông chiến lược” cho mình.
“Tôi mong muốn Hà Nội hành động, thực hiện một cách nhất quán phương châm hợp tác đầu tư và phát triển, không để đây chỉ là khẩu hiệu suông. Hợp tác ở đây không chỉ là với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn là hợp tác với các địa phương trong vùng Thủ đô, với cả nước và quốc tế để phát triển”, Thủ tướng nói.
Tại hội nghị, Hà Nội đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD), trong đó có dự án của Sumitomo, Aeon Mall... Thành phố cùng các nhà đầu tư ký kết 38 biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD, với nhiều dự án quy mô lớn, trong đó, Tập đoàn FLC và Hà Nội ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư đối với 3 dự án trọng điểm trong lĩnh vực bất động sản, với quy mô tổng vốn hàng chục ngàn tỷ đồng. Hãng hàng không Bamboo Airways ký biên bản ghi nhớ đồng hành với Hà Nội trong việc tổ chức các chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch, góp phần nhanh chóng hồi phục ngành du lịch Thủ đô sau đại dịch COVID-19. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.