'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Tiếp đại diện các tập đoàn, Thủ tướng cho biết sáng 25/4, ông đã có cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề về thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Trung Quốc thời gian tới.
Thời gian qua, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt tiềm năng hợp tác thương mại còn rất lớn. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất Đông Nam Á của Trung Quốc.
Nêu rõ điều đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là những thị trường lớn, quan trọng của nhau. Với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư toàn cầu. Hiện nay đã có trên 350 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài từ 130 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 28.000 dự án.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam mong muốn huy động nhiều nguồn lực cho phát triển, bao gồm khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công-tư (PPP), trong đó có các dự án trong khuôn khổ kết nối “Hai hành lang, một vành đai” với “Vành đai và Con đường”. Đó là cơ hội cho các dự án đầu tư của Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, nhất là những doanh nghiệp có thực lực về tài chính, công nghệ tới Việt Nam đầu tư, hợp tác.
Tiếp các tập đoàn về hạ tầng - xây dựng như Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Thủ tướng đánh giá cao các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư các dự án tốt tại Việt Nam, đồng thời cũng phê phán một số doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam nhưng triển khai chậm, trong đó có một số dự án trong lĩnh vực sản xuất thép, xây dựng đường sắt.
Nhấn mạnh đột phá về cơ sở hạ tầng, là một đột phá chiến lược của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng Việt Nam cần vốn đầu tư hạ tầng đường bộ, đường sắt, sân bay, .... và “chúng tôi sẽ đấu thầu quốc tế để kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức BOT hoặc BT”, Thủ tướng cho biết.
Tiếp các tập đoàn về năng lượng như Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp Điện TBEA, Thủ tướng nêu rõ, hạ tầng năng lượng là lĩnh vực quan trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đang tăng nhanh, theo đó, cung ứng điện năng cần tăng khoảng 10-15%/năm. Với thị trường đầu ra tiềm năng như vậy, Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp sẽ thành công nếu bảo đảm yêu cầu về môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm tiến độ dự án, giá cả hợp lý. Việt Nam không chấp nhận công nghệ cũ, lạc hậu.
Tiếp các tập đoàn về tài chính - công nghệ như Tập đoàn Bảo hiểm Bình An, Alibaba, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc…, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và mong muốn các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông của Trung Quốc đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất tại Việt Nam thay vì chỉ chú trọng cung cấp thiết bị, linh, phụ kiện.
Cho biết nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam, Thủ tướng mong muốn Tập đoàn Bình An sớm triển khai các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực này. Thủ tướng cũng tán thành việc thúc đẩy hợp tác giữa Ngân hàng Phát triển Trung Quốc với các doanh nghiệp hàng không Việt Nam để tăng cường số chuyến bay, chất lượng dịch vụ đường bay thẳng giữa hai nước.
Về phần mình, các tập đoàn Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đại diện các tập đoàn bày tỏ mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các dự án lớn tại Việt Nam.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.