VNF

Tiền kỹ thuật số quốc gia được xác định là loại tiền tệ có chủ quyền với lợi thế rõ rệt trong việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính và hỗ trợ thanh toán.

Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với TS Seng Kiong Kok, giảng viên Tài chính, Quyền chủ nhiệm cấp cao bộ môn Sáng tạo và Doanh nghiệp, Đại học RMIT Việt Nam về xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số hiện nay.

 

Cần hết sức lưu ý rằng khi nói về tiền kỹ thuật số quốc gia. Thực tế chúng ta đang nói đến tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (central bank digital currency - CBDC). Ngoài ra, cũng phải phân biệt rõ ràng giữa mô hình CBDC bán lẻ và CBDC bán buôn. Hiện nay phần lớn các nỗ lực đổi mới sáng tạo đang tập trung vào CBDC bán lẻ do ngân hàng phát hành hướng tới khách hàng bán lẻ.

CBDC bán lẻ đã và đang được đón nhận tích cực trên toàn cầu bởi loại tiền kỹ thuật số này có tiềm năng loại bỏ nhiều rào cản trong các hệ thống thanh toán hiện nay, đặc biệt khi chuyển tiền quốc tế. Đồng thời, xu hướng phát triển CBDC bán lẻ trên toàn cầu cũng mở ra nhiều cuộc thảo luận về cách CBDC có thể hỗ trợ tài chính toàn diện. Đối với các quốc gia như Việt Nam, nơi vẫn còn một bộ phận lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng (mặc dù điều này đang thay đổi nhanh chóng), CBDC bán lẻ có thể nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính bán lẻ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc cơ sở hạ tầng số có phát triển kịp để phục vụ những tiến bộ về tiền kỹ thuật số hay không.

 

Còn đối với CBDC bán buôn, các cơ quan quản lý tiền tệ trung ương chưa chú trọng nhiều vào sáng tạo mới, mà tập trung hơn vào cải thiện cơ sở hạ tầng số hiện có để hỗ trợ giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. CBDC bán buôn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua với ưu tiên chính là tăng cường mô hình bán buôn hiện có thông qua blockchain, hay nói đúng hơn là công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technologies - DLT). CBDC bán buôn không nhất thiết phải được khởi tạo bằng sổ cái phân tán nhưng nhiều quốc gia đang thử nghiệm với công nghệ này để cập nhật các kiến thức và hiểu biết kỹ thuật cần thiết.

Sở hữu tốc độ tăng trưởng kinh tế “đáng kinh ngạc” và nhiều thành tựu đổi mới đáng chú ý gần đây, Việt Nam chắc chắn sẽ mong muốn bắt kịp tốc độ số hóa của nền kinh tế với các công cụ như CBDC bán lẻ và CBDC bán buôn. Lĩnh vực fintech đang tương đối sôi động ở Việt Nam, hứa hẹn nhu cầu phát triển CBDC sẽ lớn hơn trong những năm tới. Việt Nam cũng có thể xây dựng được nguồn nhân lực mạnh trong lĩnh vực CBDC nếu cơ quan tiền tệ trung ương có khả năng thu hút và giữ chân người tài.

Đã có những động thái đầu tiên để phát triển tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Từ năm 2017, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để xác định và nghiên cứu khái niệm tiền kỹ thuật số, thể hiện ở việc ban hành nhiều chỉ thị liên quan hay quyết định lập nhóm nghiên cứu chuyên về “tiền ảo” từ năm 2021. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các nỗ lực phát triển CBDC hiện vẫn đang diễn ra trong môi trường được kiểm soát rất chặt chẽ. Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) có thể được coi là một ngoại lệ khi được sử dụng phổ biến trong Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022 và triển khai ở khắp các tỉnh thành của Trung Quốc.

Ở Việt Nam, triển vọng phát triển Việt Nam Đồng kỹ thuật số (e-VND) mang nhiều điều thú vị, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ cũng như cách e-VND có thể giao thoa với nỗ lực của các công ty công nghệ lớn nhỏ trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử MoMo, VNPAY, Payoo... Một lĩnh vực đáng quan tâm khác là crypto, cụ thể là cách tiền mã hóa và tài sản kỹ thuật số có thể tương tác với e-VND. Tuy nhiên, gần đây không có nhiều thông tin được công bố về các cuộc họp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiến độ phát triển tiền kỹ thuật số Việt Nam. Vì vậy, rất khó để đánh giá kế hoạch thử nghiệm e-VND đang tiến triển ra sao.

Hầu hết các dự án CBDC nhắm đến lợi ích hay lợi thế có tính chất rộng như tài chính toàn diện và khả năng tiếp cận thanh toán, giúp thanh toán bán lẻ hiệu quả hơn nhờ giảm các nguy cơ mâu thuẫn, đồng thời tăng cường an ninh tổng thể của hệ thống tài chính thông qua việc ngăn chặn hành vi tội phạm hay sử dụng tiền bất hợp pháp.

Liên quan đến tài chính toàn diện và tiếp cận thanh toán, CBDC có thể hỗ trợ các cá nhân lập ra danh tính tài chính (ảo) để qua đó họ có thể thiết lập quyền truy cập vào hệ thống tài chính truyền thống. Sự xuất hiện của các công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực này, cũng như việc họ gắn kết chặt chẽ hơn với các đối tác tài chính truyền thống (tương tự cách các ví điện tử Việt Nam như MoMo và ZaloPay liên kết với các ngân hàng bán lẻ Việt Nam) cũng góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện hơn nữa. Tiến bộ về tài chính toàn diện luôn song hành với tiến bộ trong khả năng tiếp cận thanh toán. Và với loại tiền kỹ thuật số như e-VND, có thể kỳ vọng rằng những hiện tượng như thiếu hụt tiền pháp định, hay phương tiện thanh toán bị từ chối, sẽ được giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn.

 

Cần khẳng định một lần nữa rằng từ góc độ bán lẻ, một trong những điểm thu hút chính của CBDC là hiệu quả trong hệ thống thanh toán, đặc biệt là liên quan đến các chi phí. Việc sử dụng CBDC có thể cho phép các ngân hàng trung ương cung cấp những hình thức thanh toán rẻ hơn so với những hình thức hiện tại trong hệ sinh thái. Với CBDC, hệ thống thanh toán có thể trở thành hàng hóa công cộng. Đồng thời, điều này cũng có thể làm tăng khả năng phục hồi của hệ thống thanh toán bằng cách giảm phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng vật lý hoặc thậm chí là các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại – đây là lập trường gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) liên quan đến các công ty như AliPay và WeChat Pay.

Cũng có những ý kiến cho rằng việc triển khai CBDC có thể giúp giảm tội phạm. Chắc chắn thuộc tính “khuyết danh” của các loại tiền kỹ thuật số sẽ làm giảm khả năng tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến những tác động trái chiều liên quan tới vi phạm quyền riêng tư khi sử dụng tiền kỹ thuật số. Mặc dù tôi đã đưa ra những nhận định tương đối tích cực về việc sử dụng CBDC xuyên suốt các câu trả lời trên, điều này không có nghĩa rằng CBDC hoàn hảo. Trong mọi tình huống, mỗi lợi ích hoặc lợi thế nhận được đều đi kèm những sự đánh đổi. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của lĩnh vực tài chính truyền thống về mặt cung cấp thông tin ngay cả khi có nhiều vấn đề hiện hữu.

Việc triển khai e-VND có thể tác động mạnh mẽ đến các ví điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trong hệ sinh thái fintech, tùy thuộc vào cách NHNN và chính phủ Việt Nam lựa chọn triển khai CBDC. Có thể CBDC sẽ cạnh tranh trực tiếp với các công ty fintech và các hình thức thanh toán hiện có. Hoặc cũng có thể CBDC sẽ được thiết kế như một nền tảng mở cho các nhà cung cấp thuộc khu vực tư nhân. Trong cả hai trường hợp trên, tính chất cạnh tranh sẽ gia tăng, dẫn tới giảm chi phí thanh toán và tăng lợi ích cho người dùng cuối.

Ngoài ra, một thách thức (đồng thời là cơ hội) chính cho lĩnh vực fintech tư nhân ở Việt Nam liên quan đến việc bảo vệ người dùng. Các quy định về số hóa nền kinh tế vẫn đang được xây dựng và tại thời điểm này cần được hoàn thiện thêm. Sự tham gia của cả các nhà lập pháp và khu vực tư nhân sẽ giúp đạt được mục tiêu này. Điểm mấu chốt ở đây có lẽ là làm thế nào để cân bằng giữa cách thiết kế và các chính sách về CBDC để đảm bảo rằng CBDC sẽ được tin tưởng và đón nhận.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng CBDC không nhất thiết phải gắn với sổ cái phân tán hay blockchain, và cũng không nhất thiết phải phi tập trung hóa. Các CBDC với sổ cái tập trung dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có như TIPS (TARGET Instant Payment Settlement) của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hoàn toàn có khả năng cung cấp các giao dịch thanh toán gần như liền mạch và rất cạnh tranh mà không cần sử dụng công nghệ blockchain. Như đã nói ở trên, có những ưu và nhược điểm nhất định giữa các hệ thống tập trung và phi tập trung.

Bởi vậy, các cuộc thảo luận đến CBDC không nên bắt nguồn từ sự tán dương “thái quá” các công nghệ đột phá mới nổi như blockchain, mà nên dựa vào sự cân nhắc thấu đáo về mục đích sử dụng và trải nghiệm người dùng.

THỰC HIỆN: KHÁNH NAM
THIẾT KẾ: ANH THƯ

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

(VNF) - Ngành thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 704.431 người nộp thuế với tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 28.380 tỷ đồng, sau 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 94.

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

(VNF) - Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

(VNF) - Trước khi bị cấm tham gia đấu thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng là nhà thầu “quen thuộc” khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.