Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Trong khối này, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đang có nhiều Tổng cục nhất, bao gồm: Tổng cục Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam và Tổng cục Môi trường.
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất Chính phủ giữ lại 2 Tổng cục Đất đai và Khí tượng Thủy văn; sẽ tiến hành sắp xếp lại 3 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Địa chất Khoáng sản Việt Nam và Môi trường thành 8 Cục chức năng thuộc Bộ.
Được biết, trong số 3 đơn vị dự kiến bị “xóa” tên, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Tổng cục Môi trường đã hoạt động theo mô hình Tổng cục từ năm 2008. Riêng Cục Địa chất Khoáng sản được nâng lên thành Tổng cục từ tháng 5/2011. Bộ máy 3 Tổng cục nói trên có từ 14 đến hơn 20 Vụ, Cục quản lý nhà nước và các đơn vị trực thuộc, được bố trí ở nhiều địa phương trong cả nước.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cơ quan chức năng xem xét việc sắp xếp lại các đơn vị này theo hướng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ được tách thành 2 Cục trực thuộc Bộ, gồm: Cục Điều tra, Quy hoạch biển, hải đảo và Cục Quản lý tổng hợp biển và hải đảo. Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam được tổ chức lại thành 2 Cục: Địa chất Việt Nam; Khoáng sản.
Riêng Tổng cục Môi trường được đề xuất tổ chức lại thành 4 Cục: Bảo vệ môi trường; Quản lý chất lượng môi trường; Quy hoạch và Đánh giá tác động môi trường; Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
Tương tự với công tác sắp xếp bộ máy nói trên, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất cơ quan có thẩm quyền sắp xếp lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo hướng thành 2 Cục thuộc Bộ Giao thông Vận tải đó là Cục Đường bộ và Cục Quản lý đường cao tốc.
Năm 2010, Cục Đường bộ Việt Nam được nâng lên thành Tổng cục Đường bộ Việt Nam và đây là Tổng cục được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng vào năm 2014. So với các Tổng cục thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhỉnh hơn về quy mô, với các Vụ, Cục chức năng, các trường đào tạo nghề và các ban quản lý dự án được bố trí khắp ba miền.
Bộ Giao thông Vận tải hiện đang có một số cục chuyên ngành như Cục Hàng không, Hàng hải... nhưng trong bộ máy không có quá nhiều đơn vị sự nghiệp trực thuộc như ở ngành Đường bộ. Chẳng hạn riêng khối quản lý dự án, Tổng cục này đang có tới 4 Ban, với hơn 200 nhân sự, trong khi các Cục khác của Bộ Giao thông Vận tải thì không có đơn vị làm chức năng quản lý dự án…
“Bộ Giao thông Vận tải đã trình đề án lên Chính phủ và việc sắp xếp lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam chắc sẽ sớm diễn ra”, một lãnh đạo Tổng cục này cho biết.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đã chủ trì làm việc với các đơn vị thuộc Bộ này để bàn phương án về việc tổ chức lại các Tổng cục.
Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tổ chức lại thành 2 Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm. Tổng cục Thủy sản tổ chức lại thành Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư. Tổng cục Thủy lợi tổ chức lại thành Cục Thủy lợi. Tổng cục Phòng, chống thiên tai tổ chức lại thành Cục Phòng, chống thiên tai.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.