Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Thanh tra Bộ tài chính mới ban hành kết luận thanh tra hành chính tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên. Đoàn Thanh tra chỉ ra, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên có kết quả thu hồi nợ thuế thấp, không đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao, tổng số nợ thuế cuối năm 2023 còn cao.
Cụ thể, tổng số tiền nợ thuế đến thời điểm 31/12/2023 là 8.067 tỷ đồng, tổng số thực thu vào NSNN là 28.745 tỷ đồng. So với tổng số thực thu vào NSNN, tổng nợ thuế bằng 28%. Như vậy, Năm 2023 Cục Thuế không đạt chỉ tiêu thu nợ thuế đã được Tổng cục Thuế giao.
Cùng với đó, một số hồ sơ chưa thực hiện cưỡng chế nợ thuế và một số hồ sơ nợ thuế chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Điều 66, Điều 124 Luật Quản lý thuế và các quy định, hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
Được biết, đến 31/12/2023, Cục Thuế quản lý người nộp thuế gồm 12.074 tổ chức, 45.032 hộ kinh doanh cá thể và cá nhân. Trong năm, Cục Thuế đã tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế, thực hiện cấp mới mã số thuế cho 62.485 người nộp thuế (tổ chức 1.912; cá nhân 60.573), gồm: Văn phòng Cục tiếp nhận và xử lý hồ sơ 21.566 người nộp thuế (tổ chức 1.852; cá nhân 19.714); các Chi cục Thuế tiếp nhận và xử lý 40.919 người nộp thuế (tổ chức 60; cá nhân 40.859).
Theo tài liệu của VietnamFinance, trong năm 2023, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên đã thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế bằng các biện pháp gồm: ban hành 5 công văn về việc đôn đốc nợ; ban hành 1.153.680 lượt thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, với số tiền 84.401 tỷ đồng; thực hiện công khai thông tin danh sách người nợ thuế trên Website của ngành thuế 17.931 lượt, với số nợ công khai 69.232,9 tỷ đồng; ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền gửi tại ngân hàng đối với 1.972 lượt doanh nghiệp, với số nợ cưỡng chế là 13.198,6 tỷ đồng; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là 760 lượt. Kết quả trong năm 2023 tổng số tiền thuế nợ thu được qua công tác cưỡng chế đạt 3.668,8 tỷ đồng.
Đến thời điểm 31/12/2023, nợ có khả năng thu (từ 91 ngày đến 366 ngày trở lên) tại Cục Thuế là 780 tỷ đồng của 157.062 khoản nợ của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Cục Thuế đã cưỡng chế 2.264 khoản nợ với số tiền 411 tỷ đồng, chưa cưỡng chế 154.798 khoản nợ với số tiền 369 tỷ đồng (tỷ lệ 47,32%).
Nguyên nhân chưa cưỡng chế 154.798 khoản nợ với số tiền 369 tỷ đồng là do các khoản nợ chưa cưỡng chế của tổ chức, cá nhân hầu hết là các tổ chức cá nhân có số tiền thuế nợ nhỏ: từ 100 đồng trở lên đến 1.000.000 đồng chiếm tỷ trọng lớn; Các trường hợp nợ sai, nợ ảo đặt biệt là đối với các cá nhân có khoản nợ từ tiền lương tiền công, các cá nhân hộ kinh doanh...làm tăng số lượt phải cưỡng chế nhưng thực chất không thực hiện cưỡng chế được các đối tượng này.
Một số doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa thực hiện cưỡng chế do có văn bản đề nghị Sở Tài chính tỉnh, UBND tỉnh bù trừ các khoản tiền bồi thường, chi phí san lấp giải phóng mặt bằng...vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án nhưng chưa được giải quyết như: Công ty TNHH E nhất; Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng VNT; Công ty TNHH Minh Phương; CT TNHH SX và TM Phương Lan...
Một số doanh nghiệp nợ sai, nợ ảo do sai sót trong việc xử lý chứng từ, khai thuế, sai sót do việc nhận chứng từ của cơ quan Thuế, sai sót do nộp nhầm vào cơ quan Thuế khác; sai sót do nhầm mục, tiểu mục; Do bù trừ không đúng giao dịch; chứng từ phân bổ hạch toán muộn; Một số người nộp thuế đề nghị đối chiếu lại tiền thuế nợ...
Theo đó, Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên tăng cường công tác quản lý thu nợ để kịp thời thu hồi các khoản thuế nợ đọng vào ngân sách nhà nước; thường xuyên rà soát các doanh nghiệp có các khoản nợ trên 90 ngày để áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.