Thuỷ điện hết dư địa, điện than cấm phát triển... trông chờ điện khí LNG

Kỳ Thư - 15/12/2023 22:57 (GMT+7)

(VNF) - Thời gian tới, thủy điện hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau năm 2030 theo cam kết với quốc tế; điện sinh khối công suất nhỏ và giá thành không dễ cạnh tranh; điện hạt nhân chưa được xác định cụ thể...

VNF
‘Nhà đầu tư LNG lo lắng khi chưa có cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm’.

Đẩy mạnh năng lượng xanh

TS. Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định, điện khí là nguồn điện ổn định không bị ảnh hưởng bởi thời tiết so với thủy điện, điện gió, điện mặt trời. Điện khí có tính sẵn sàng cao, công suất lớn, với dải điều chỉnh rộng, thời gian đáp ứng nhanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2, đặc biệt giảm thiểu khí gây ô nhiễm so với các nhà máy điện chạy than và dầu.

Tại COP26, Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng và chú trọng chuyển đổi năng lượng với một lộ trình phù hợp, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng giảm tối đa gánh nặng chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

TS. Nguyễn Minh Phong nhận xét, trong thời gian tới, ngành điện gặp nhiều thách thức bởi thủy điện hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau năm 2030 theo cam kết với quốc tế; điện sinh khối công suất nhỏ và giá thành không dễ cạnh tranh; điện hạt nhân chưa được xác định cụ thể, trong khi điện khí hydro, amoniac còn nhiều vướng mắc để thương mại hóa.

Theo đó, việc phát triển mạnh mẽ nhiệt điện khí LNG sẽ giúp ngành điện phát triển xanh hơn và hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than vốn chiếm tỉ lệ khá cao trong hệ thống hiện nay.

Ông Mai Xuân Ba, đại diện Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas), Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt tháng 5/2023, phát triển điện khí là nội dung và nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống và giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường; bù đắp thiếu hụt năng lượng cho hệ thống và đảm bảo đa dạng nguồn cung cấp nhiên liệu; là nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, đảm bảo ổn định cung cấp điện cho hệ thống.

Hiện cả nước có 13 dự án điện LNG đã được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện. Đây sẽ là một trong các nguồn giúp bảo đảm cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.

“Điện khí có công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, tương đối thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Đặc biệt, điện khí sẽ kịp thời bổ sung nguồn điện khi các nhà máy điện năng lượng tái tạo không ổn định, hoặc không thể phát điện do thời tiết. Chính vì vậy, điện khí LNG được xem là một trong những giải pháp quan trọng và xu hướng tất yếu trong chính sách bảo đảm an ninh năng lượng. Đặc biệt trong bối cảnh việc khai thác các nguồn tài nguyên truyền thống của Việt Nam như thủy điện, than, dầu khí đang trên đà suy giảm”, đại diện Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas) khẳng định.

Nhà đầu tư LNG lo lắng về hiệu quả dự án

Theo ông Mai Xuân Ba, theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 có 13 nhà máy điện khí LNG được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư có xu hướng triển khai dự án theo cấu hình: “1 Trung tâm Điện lực (Nhà máy điện) + 1 Kho cảng nhập LNG”. Điều này, đồng nghĩa với việc có bao nhiêu trung tâm điện lực thì sẽ xuất hiện bấy nhiêu kho cảng nhập LNG phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam. Việc này dẫn đến không thể tận dụng hết nguồn lực hạ tầng sẵn có, lãng phí tài nguyên cảng biển, khó kết nối tạo thành một hệ thống hạ tầng LNG tổng thể chung.

Không những vậy, hệ thống đường ống khí hiện nay chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ và một hệ thống nhỏ ở Bắc Bộ không đảm bảo liên kết vùng nên cần được đầu tư mạnh theo một quy hoạch tối ưu nhằm đảm bảo liên kết vùng, giúp hỗ trợ phân phối linh hoạt khi xuất hiện tình trạng thiếu khí cục bộ. 

“Dự án LNG cần diện tích đất, mặt nước lớn, các dự án đường ống dẫn khí đi qua nhiều địa bàn dân cư và yêu cầu có diện tích đất lớn để bố trí hành lang tuyến ống theo quy định. Trong khi đó, hiện nay các quy hoạch ngành, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố chưa cập nhật phù hợp Quy hoạch điện VIII nên dẫn tới khó khăn liên quan đến việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng thỏa thuận địa điểm/hướng tuyến…tốn nhiều thời gian và rủi ro kéo dài tiến độ dự án”, ông Mai Xuân Ba cho hay.

TS. Nguyễn Minh Phong nhận xét, thách thức lớn nhất hiện nay của nhà máy điện khí LNG vẫn là giá thành cao, cao hơn rất nhiều so với giá bán lẻ điện mà EVN bán ra cho nền kinh tế. Bộ Công Thương hiện vẫn chưa ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện khí LNG. Việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm từ phía EVN và bao tiêu sản lượng khí hàng năm chưa có cũng khiến nhà đầu tư lo lắng về hiệu quả của dự án.

“Việc cam kết sản lượng điện phát và tiêu thụ khí hàng năm sẽ là cơ sở để các ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho dự án, cũng như dự án mua được nguồn LNG giá tốt thông qua hợp đồng mua LNG dài hạn để giá điện rẻ hơn. Như vậy, nếu không tháo gỡ được nút thắt lớn nhất là giá điện LNG thì các dự án điện khí được dự báo sẽ còn khó triển khai”, ông Phong nói.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, để phát triển điện khí LNG, cần tiếp tục cụ thể hóa các hành động về chính sách và tổ chức thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh khí, bảo đảm cân bằng thị trường, phát triển hạ tầng.

Đặc biệt, phải thật sự quan tâm đến các vấn đề như công tác quy hoạch, huy động nguồn lực, cơ chế giá, giải phóng mặt bằng. Trong đó bao gồm LNG nhập khẩu và sử dụng khí trong nước, các giải pháp bảo đảm phát triển hạ tầng điện khí tại Việt Nam, đảm bảo chuỗi cung ứng cho sản xuất điện khí, vốn đầu tư, sử dụng đất, không gian biển, hiệu quả kinh tế - xã hội.

Cùng chuyên mục
Ăn chặn tiền từ thiện: Có thể bị xử lý hình sự

Ăn chặn tiền từ thiện: Có thể bị xử lý hình sự

Luật sư cho rằng, với hành vi ăn chặn tiện từ thiện, tuỳ từng trường hợp có thể bị xử lý hình sự hoặc bị tù chung thân.

Vietbank: Con người là cốt lõi cho mục tiêu tăng trưởng hiệu quả - an toàn - bền vững

Vietbank: Con người là cốt lõi cho mục tiêu tăng trưởng hiệu quả - an toàn - bền vững

(VNF) - Yếu tố “con người” được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) triển khai qua 3 mũi nhọn chiến lược: nhân sự - khách hàng – cổ đông.

Vinataba quyên góp 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt do cơn bão số 3

Vinataba quyên góp 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt do cơn bão số 3

(VNF) - Chiều 13/9/2024, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. 10 tỷ đồng là số tiền mà cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn Tổng công ty đã quyên góp được sau buổi lễ.

Trung Quốc áp án phạt cao nhất lên PwC, liên quan 'bê bối' kiểm toán Evergrande

Trung Quốc áp án phạt cao nhất lên PwC, liên quan 'bê bối' kiểm toán Evergrande

(VNF) - Chính quyền Trung Quốc mới đây đã ra quyết định xử phạt PwC, cơ quan kiểm toán của tập đoàn bất động sản Evergrande, với mức phạt hành chính tối đa gần 297 triệu NDT (gần 42 triệu USD), cũng như đình chỉ hoạt động 6 tháng với một chi nhánh của công ty này.

Quảng Ninh mở 'Chiến dịch' 3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh mở 'Chiến dịch" 3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long

(VNF) - Quảng Ninh quyết tâm 3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long, sẵn sàng đón khách du lịch sau bão số 3

Nhà mạng xin lùi thời gian tắt sóng 2G

Nhà mạng xin lùi thời gian tắt sóng 2G

(VNF) - Các doanh nghiệp viễn thông đề xuất và Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét lùi thời gian tắt sóng 2G vì khắc phục hậu quả của bão lũ.

Trung Quốc cứng rắn, đặt ra 'lằn ranh đỏ' trong quan hệ với Mỹ

Trung Quốc cứng rắn, đặt ra 'lằn ranh đỏ' trong quan hệ với Mỹ

(VNF) - Mở đầu bằng những thông điệp đầy hy vọng về sự thấu cảm lẫn nhau và cải thiện quan hệ, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ đã đưa ra một thông điệp cứng rắn vào ngày 12/9 tại New York: “Đừng gây rối và đừng tìm cách thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc”.

Khách hàng trong nước 'thắt lưng buộc bụng', chuỗi lẩu Haidilao Trung Quốc mở rộng sang Mỹ

Khách hàng trong nước 'thắt lưng buộc bụng', chuỗi lẩu Haidilao Trung Quốc mở rộng sang Mỹ

(VNF) - Chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao cho biết họ sẽ tập trung mở rộng hơn nữa vào các thị trường nước ngoài trong những năm tới, đặc biệt là Mỹ, nhằm thu hút khách hàng mới khi thực khách trong nước cắt giảm chi tiêu.

6 thủy điện lớn phía Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ

6 thủy điện lớn phía Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ

(VNF) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến sáng 13/9, theo lệnh chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 hồ thuỷ điện gồm Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Sơn La, Hoà Bình đã đóng toàn bộ các cửa xả. Nước về các hồ chứa thuỷ điện cũng đang giảm dần.

Lạng Sơn đề nghị hỗ trợ 450 tỷ khắc phục bão số 3

Lạng Sơn đề nghị hỗ trợ 450 tỷ khắc phục bão số 3

(VNF) - Với ước tính tổng thiệt hại trên 900 tỷ đồng, Lạng Sơn đề nghị Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Lạng Sơn 450 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra.