Tiền thuê đất tăng 400%, doanh nghiệp Đà Nẵng đồng loạt viết đơn kêu cứu

Khánh Hồng - 14/08/2023 23:21 (GMT+7)

(VNF) - Kinh doanh còn khó khăn thì bất ngờ tiền thuê đất tăng cao khiến các doanh nghiệp du lịch ven biển Đà Nẵng rơi vào tình cảnh điêu đứng. Không chịu nổi gánh nặng chí phí, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, dừng hoạt động.

VNF
Các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng điêu đứng vì tiền thuê đất tăng cao.

Sốc vì tiền thuê đất tăng dựng đứng

Ông Nguyễn Mạnh Trung, Giám đốc Công ty TNHH Sao Việt Non Nước - Chủ đầu tư Melia Danang Beach Resort cho biết, theo quy định, tiền thuê đất sẽ điều chỉnh theo chu kỳ 5 năm một lần. Tuy nhiên, lần điều chỉnh gần đây tiền thuê đất tăng cao khiến ông bị sốc.

Cụ thể, chu kỳ năm 2017-2021, công ty ông phải trả tiền thuê đất cho thành phố hơn 7 tỷ đồng/năm; nhưng đến chu kỳ 2022 -2026, tiền thuê đất tăng lên hơn 27 tỷ đồng/năm.

“Năm đại dịch doanh thu được 1 tỷ đồng nhưng tiền thuê đất 7 tỷ đồng. Năm ngoái đóng cửa nửa năm, doanh thu 36 tỷ đồng, tiền thuê đất 27 tỷ đồng, chiếm 70%. Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm 30% tiền thuê đất và cho chậm nộp, trong khi đó địa phương tăng 300 - 400%, giống như trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, ông Trung nói.

Theo ông Trung, để có thể nộp tiền thuê đất, ông phải bán nhà cửa, tài sản tích lũy bao nhiêu năm; bởi nếu nộp chậm công ty sẽ bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản. Nếu thành phố không sửa giá đất cho thuê, sẽ có nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục đóng cửa, phá sản và hệ lụy người lao động sẽ mất việc.

"Chúng tôi có thể phải bỏ đất, bỏ tài sản ra đi”, ông Trung ngậm ngùi.

Không chỉ chủ đầu tư Melia Danang Beach Resort đang điêu đứng, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự vì tiền thuê đất tăng cao.

Chẳng hạn, kỳ thuê đất 2012-2016 của một khu nghỉ dưỡng lớn ở quận Ngũ Hành Sơn là 4,7 tỷ đồng, nhưng kỳ thuê đất 2017 – 2021 tăng lên hơn 35 tỷ đồng và kỳ thuê đất 2022 – 2026 tăng lên đến gần 121 tỷ đồng.

Gửi đơn kêu cứu

Trước tình cảnh trên, các doanh nghiệp đã có gửi đến Thành ủy, HĐND, UBND TP. Đà Nẵng kêu cứu. Các doanh nghiệp cho biết hiện nay doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất thấp, chưa đủ trang trải chi phí hoạt động kinh doanh, không bao gồm tiền thuê đất. Vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn tài khoản công ty không bị phong toả, nợ tiền thuê đất không bị cưỡng chế do ảnh hưởng của việc tăng giá đất từ 300 - 400%.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng đề nghị TP. Đà Nẵng xem xét định lại giá thuê đất, bởi hiện nay giá đất thị trường đã giảm từ 30-50% so với giai đoạn trước dịch bệnh. Đặc biệt, đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, khách sạn thì diện tích lớn nhưng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất thấp. Các doanh nghiệp mong muốn được áp dụng đơn giá như kiến nghị của UBND TP. Đà Nẵng với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, phần đất xây dựng công trình sẽ tính bằng giá đất thương mại dịch vụ; đất giao thông, bãi xe được tính bằng 35% đất phi nông nghiệp; đất cây xanh, công viên, mặt nước, bãi cát được tính bằng giá đất phi nông nghiệp.

Ông Lê Minh Kha, Phó Tổng giám đốc Công ty khách sạn và du lịch Thiên Thai, cho rằng tiền thuê đất trong một niên hạn có thể tăng 10 - 25% chứ không thể tăng như hiện nay. Ông Kha mong muốn Luật đất đai sửa đổi cần đảm bảo một khung pháp lý, phù hợp nhất cho các doanh nghiệp.

 Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Chủ tịch Hội Khách sạn TP Đà Nẵng, lo lắng khi tiền thuê đất cao giá sản phẩm du lịch sẽ cao, Đà Nẵng trở thành điểm đến đắt đỏ, không có tính cạnh tranh như trước nữa. Về lợi ích lâu dài, Đà Nẵng sẽ mất khách, du lịch không được phát triển bền vững.

Lãnh đạo HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, khi nhận đơn thư của người dân, doanh nghiệp; HĐND sẽ chuyển cho các đơn vị liên quan xử lý và HĐND có trách nhiệm giám sát. Về nội dung kiến nghị tiền thuê đất tăng cao của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền UBND TP. Đà Nẵng xử lý.

Theo lãnh đạo HĐND TP. Đà Nẵng, vừa rồi UBND TP. Đà Nẵng cho biết, đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất xác định đơn giá thuê đất dự án theo mục đích sử dụng đất đối với từng hạng mục.

“UBND TP. Đà Nẵng đã rất tích cực trong chuyện này. Tuy nhiên, ngoài Trung ương chưa trả lời nên thành phố chưa thể trả lời doanh nghiệp được”, vị lãnh đạo này nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.