Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Theo Bộ Công Thương, sau khi được Thủ tướng đồng ý về chủ trương chuyển giao dự án Long Phú III của PVN sang cho đối tác khác, đã có 1 nhà đầu tư và 1 liên danh nhà đầu tư bày tỏ nguyện vọng đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú III. Cụ thể đó là Công ty TNHH lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG).
Bộ Công Thương cho hay, đây là 1 trong 2 công ty lưới điện nhà nước tại Trung Quốc, cung cấp điện cho 5 tỉnh phía Nam của Trung Quốc. Đây cũng là công ty có hợp tác điện lực với Việt Nam, tính đến tháng 9/2017 đã cung cấp tổng sản lượng khoảng 33,4 tỷ kWh điện cho Việt Nam .
Đây cũng chính là một trong những nhà đầu tư có vốn góp tại dự án nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1 tại Bình Thuận.
Công ty CSG đề xuất thực hiện dự án Long Phú III theo hình thức BOT và “cam kết sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo chất lượng xây dựng cũng như tiến độ đề ra”.
Bộ Công Thương đánh giá ưu điểm của nhà đầu tư Trung Quốc này là đang thực hiện dự án Vĩnh Tân 1. Hạn chế là nếu áp dụng theo hình thức BOT sẽ khó đáp ứng tiến độ dự án; Chính phủ phải thực hiện trách nhiệm bảo lãnh đối với một số điều kiện như chuyển đổi ngoại tệ, hợp đồng mua bán điện,....
Một liên danh nhà đầu tư khác cũng có doanh nghiệp Trung Quốc nhắm tới dự án này là liên danh Công ty Năng lượng Quốc tế Triết Giang và Công ty đầu tư và tư vấn điện lực Hồng Kong - Trung Quốc, Tổng công ty xây dựng số 1 - CTCP, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1, Công ty Cổ phần Win Energy.
Ưu điểm của liên danh này, theo đánh giá của Bộ Công Thương là đề xuất dự án theo hình thức IPP, như vậy nhà máy sẽ tham gia thị trường điện như các dự án IPP khác. Hình thức này không có bảo lãnh Chính phủ như dự án BOT.
Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, công nghệ nhà máy của liên danh này là tiên tiến, giảm được phát thải, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới và định hướng của Việt Nam.
Nói lý do chuyển giao dự án, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng do PVN được giao làm chủ đầu tư 4 dự án nhiệt điện (Thái Bình II, Long Phú I, Sông Hậu 1, Long Phú III), 7 dự án nhiệt điện khí nên cần số lượng lớn, trong khi PVN đang tập trung triển khai các dự án khí quan trọng là Lô B và Cá Voi Xanh.
Nếu tiếp tục thực hiện Long Phú III sẽ phát sinh một số vấn đề khó khăn nên PVN muốn giao cho nhà đầu tư khác trong, ngoài nước. PVN mong muốn chủ đầu tư tiếp nhận dự án Long Phú III hoàn trả cho PVN chi phí các hạng mục dùng chung và chi phí đã đầu tư tới thời điểm bàn giao.
Nhiệt điện Long Phú III có công suất 1.800 MW, địa điểm tại Trung tâm điện lực Long Phú (Sóc Trăng)
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.