Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Bộ Công Thương, lý do đề xuất cho Geleximco thay TKV để thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 là do năng lực của TKV không đáp ứng nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ.
Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết đến cuối tháng 9/2017, tổng nợ vay hợp nhất của TKV khoảng 78.000 tỷ đồng, với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 2,5 lần.
Nếu đầu tư vốn vào dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1, TKV sẽ phải huy động thêm khoản nợ vay 39.000 tỷ và sau 3 năm nữa tổng nợ vay của tập đoàn này có thể lên tới trên 100.000 tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu sẽ vượt quá quy định cho phép.
Cũng theo Bộ Công Thương, sau hơn 2 tháng đốc thúc, hiện TKV vẫn chưa báo cáo lên Bộ về kết quả làm việc cuối cùng với 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc) về thu xếp vốn vay cho dự án không có bảo lãnh Chính phủ, dù đã đạt được thoả thuận ban đầu tỷ lệ vốn góp đầu tư TKV 36%, Kospo 34% và Samtan 30%.
Do vậy, Bộ Công Thương lo ngại không rõ khi nào các bên đạt được thoả thuận cuối cùng, và sẽ làm chậm tiến độ triển khai, vận hành dự án vào 2022 – 2023 theo quy hoạch sơ đồ điện VII điều chỉnh.
Mặc dù đề xuất giao dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên doanh Geleximco – HUI, tuy nhiên Bộ này cũng lo ngại về 80% vốn thực hiện dự án chủ yếu vay từ Trung Quốc.
“Phương án tài chính mà Geleximco và liên danh đưa ra phần lớn dựa vào vốn vay từ Trung Quốc, với tỷ lệ vốn đối ứng 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay. Dự kiến, liên danh này sẽ huy động vốn từ tổ hợp ngân hàng do Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc đứng đầu”, Bộ Công Thương cho biết.
Liên danh trên cũng cam kết tiến độ cực nhanh: nếu được giao làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, trong 3 tháng kể từ ngày thành lập công ty liên doanh sẽ ký kết thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng; 2 tháng tiếp theo ký hợp đồng tư vấn quản lý, giám sát kỹ thuật..
Trước động thái này, EVN tỏ ý không đồng tình giao dự án nhiệt điện cho liên danh Geleximco - HUI. EVN cho rằng việc Geleximco đề xuất đầu tư theo hình thức PPP chưa được quy định đối với công trình điện.
Thời gian thành lập công ty liên danh kéo dài sẽ làm chậm tiến độ dự án. Và đến nay, các dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2 đã được Thủ tướng giao cho EVN làm chủ đầu tư.
Trước đó, ngày 31/7/2017, liên danh Geleximco – HUI đã có văn bản đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho đầu tư 5 dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I, Quỳnh Lập II, Quảng Trạch I, Quảng Trạch II và Hải Phòng III. Hình thức đầu tư theo PPP, trong đó liên danh đầu tư góp 75% - 80% vốn.
Lần thứ hai vào ngày 16/10/2017, liên danh này tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất đầu tư 2 dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II.
Tại lần đề xuất riêng cho dự án Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II, phương án tài chính được đưa ra là liên danh sẽ chịu trách nhiệm thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn vay thương mại quốc tế không cần bảo lãnh Chính phủ.
Theo giấy đăng ký kinh doanh, HUI là một doanh nghiệp của Hồng Kông mới được thành lập ngày 15/1/2016, có trụ sở tại một căn hộ tại đường Queen, Central, Hồng Kông. Để đầu tư ở Việt Nam, công ty này đã thành lập Công ty TNHH MTV Hong Kong United Investors Holding Việt Nam (HUI Việt Nam) vào ngày 15/8/2016.
HUI Việt Nam có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng hoạt động trong các lĩnh vực chính bao gồm: chuyên ngành xây dựng, đường sắt, đường bộ và hoàn thiện các công trình xây dựng.
Mặc dù là pháp nhân mới thành lập nhưng đứng đằng sau HUI chính là Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc). HUI là công ty được KAIDI thành lập để huy động vốn đầu tư vào các dự án lớn trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Về dòng tiền vốn chủ sở hữu của HUI được thu xếp bởi KAIDI - cũng chính là cổ đông lớn nhất của HUI.
Tập đoàn KAIDI Dương Quang là đối tác thực hiện nhiều dự án năng lượng trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2009, KAIDI cũng đã được lựa chọn là tổng thầu và khởi công nhà máy nhiệt điện Mạo Khê - Quảng Ninh (do KTV làm chủ đầu tư). Đây là dự án nhiệt điện lớn nhất Việt Nam và đã đi vào vận hành từ tháng 4/2013.
Năm 2014, Geleximco cũng tiếp tục kết hợp với KAIDI xây dựng nhiệt điện Thăng Long tại Quảng Ninh, dự kiến vận hành tổ máy số 1 vào quý II/2018.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.