'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tính đến tháng 7, Mỹ đã tung đòn trừng phạt lên hơn 3.600 cá nhân, tổ chức, tàu và máy bay của Nga. Các mục tiêu trừng phạt của Mỹ bao gồm 10 ngân hàng hàng đầu thuộc sở hữu của nhà nước Nga, các nhà sản xuất quân sự và loạt quan chức chính phủ, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Số lệnh trừng phạt của EU cũng đã vượt quá con số 1.800. Các quốc gia khác có lệnh trừng phạt chống Nga bao gồm Thụy Sĩ, Canada, Anh và Úc…
Biện pháp trừng phạt được xem là có phạm vi rộng nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất tới Nga là việc các chính phủ phương Tây phối hợp “đóng băng” khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga được giữ ở nước ngoài.
Bên cạnh đó là lệnh cấm vận chuyển dầu thô của Nga bằng các dịch vụ của phương Tây, chẳng hạn như bảo hiểm hoặc vận chuyển, trừ khi nó được bán bằng hoặc dưới mức giá trần 60 USD/thùng.
Ngoài ra còn có các hạn chế xuất khẩu đối với công nghệ được sử dụng cho mục đích quân sự. Các biện pháp trừng phạt bổ sung bao gồm đóng băng tài sản, hạn chế hoạt động ngân hàng và thương mại cũng như các hình phạt tài chính khác đối với các cá nhân và tổ chức của Nga.
Mỹ và các nước phương Tây cũng đã thay đổi quan điểm về cách thức trừng phạt khi chuyển sang các lệnh hạn chế dài hơi đối với hàng nhập khẩu thiết yếu của Nga, nhằm buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải quyết định giữa việc tiếp tục chiến sự hay giải cứu nền tinh tế của mình.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây làm tổn hại đến cán cân thương mại của Nga, còn chi tiêu quân sự tăng vọt cũng đã biền thành trận chiến tiêu hao chưa biết hồi kết.
Thâm hụt ngân sách và thiếu lao động nghiêm trọng cũng góp phần làm tăng lạm phát. Ngoài tác động về kinh tế, Nga còn phải vật lộn để tiếp tế cho quân đội, một phần vì thiếu vũ khí và đạn dược, trong khi đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng sau lệnh gọi quân nhân tham chiến ở Ukraine.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, hơn 40% các doanh nghiệp công nghiệp của Nga báo cáo tình trạng thiếu lao động trong bối cảnh nhiều nam giới phải nhập ngũ.
Ông Oleg Itskhoki, giáo sư kinh tế tại UCLA, cho rằng dù Nga vẫn có thặng dư thương mại khá mạnh, nhưng chưa đủ để bù đắp tình trạng rút vốn ngoại và ổn định tỷ giá hối đoái.
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga tính đến tháng 7 thấp hơn 41% so với một năm trước đó. Thặng dư tài khoản vãng lai của Nga cũng đã giảm hơn 140 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm 2022.
Đồng ruble cũng đang là một trong những đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi mất giá mạnh nhất năm 2023 do chi tiêu quá lớn của chính phủ trong bối cảnh mất cân bằng thương mại. Kể từ đầu năm đến nay, đồng ruble đã sụt giảm tới 30%, hiện ở mức khoảng 101,04 ruble đổi 1 USD.
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) ngày 15/8 đã mạnh tay nâng lãi suất và tuyên bố khả năng tiếp tục tăng lãi suất thêm nữa, nhưng động thái này chưa đủ để đồng ruble đảo ngược xu thế giảm.
Sự kiểm soát của Nga đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, đã mang lại doanh thu lớn cho nước này. Vận dụng các bài học rút ra từ lệnh trừng phạt năm 2014, các nhà kỹ trị thân cận với Tổng thống Putin đã củng cố nền kinh tế bằng cách tiết kiệm doanh thu năng lượng "trời cho" và khiến Nga bớt phụ thuộc vào một số mặt hàng nhập khẩu.
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), nền kinh tế của nước này chỉ suy giảm 2,1% trong năm 2022. Kết quả này được đánh giá là tốt hơn so với dự báo trong bối cảnh Moscow bị phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.
Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics, ông Liam Peach cho rằng đây là một bằng chứng cho thấy nền kinh tế Nga đã ổn định sau tác động ban đầu từ loạt lệnh trừng phạt mạnh tay của phương Tây.
Bên cạnh đó, việc đồng ruble yếu cũng đang hỗ trợ rất lớn cho xuất khẩu. Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), dầu của Nga đã được bán trên mức giá trần 60 USD/thùng mà nhóm G7 đưa ra trong suốt tháng 7, giúp Nga đạt doanh thu từ dầu mỏ cao nhất trong 8 tháng.
Theo các nhà phân tích, giá dầu thô cao hơn, kết hợp với việc thu hẹp chiết khấu đối với các loại dầu của Nga đã thúc đẩy doanh thu xuất khẩu của Nga đạt 15,3 tỷ USD trong tháng 7, tăng 20% so với tháng trước đó.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), GDP của Nga trong quý II vừa qua đã tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 3,9%. Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực áp đặt các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Có thể thấy, Nga đã không rơi vào thảm họa kinh tế như Phương Tây dự tính mà còn đang phục hồi và tăng trưởng.
Xem thêm >> NATO gợi ý nhượng lãnh thổ cho Nga để được kết nạp, Ukraine nói ‘lố bịch’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.