Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Nga trong tháng 7 lên tới 15,3 tỷ USD, tăng gần 20% so với tháng trước đó, ghi nhận mức cao nhất trong 8 tháng trở lại đây.
Trong tháng 7, giá dầu thô của Nga đã vượt qua giới hạn giá 60 USD/thùng mà EU và G7 đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Số liệu của IEA cho thấy giá trung bình dầu Nga xuất khẩu qua đường biển tăng 8,84 USD lên 64,41 USD/thùng trong tháng trước.
Theo IEA, Nga được hưởng lợi từ giá dầu thế giới lên cao. Bên cạnh đó, chênh lệch giá giữa dầu loại Urals hàng đầu của Nga và dầu Brent đã thu hẹp lại, chỉ còn 4 USD/thùng.
"Sự chênh lệch giá phản ánh căng thẳng nguồn cung ngày càng gia tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) giảm cung và nhu cầu lọc dầu tăng lên sau thời kỳ bảo dưỡng các nhà máy", IEA nhận định.
Tháng trước, xuất khẩu dầu thô của Nga giảm do hạn chế sản xuất và tăng nguồn cung cho thị trường nội địa sau đợt bảo trì các nhà máy lọc dầu, Con số này giảm 200.000 thùng xuống còn 4,6 triệu thùng/ngày.
Dữ liệu của IEA cũng cho thấy sản lượng xuất khẩu dầu Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt nhưng hai nước này vẫn là điểm đến cho 80% dầu xuất khẩu của Nga.
Dù xuất khẩu dầu thô giảm nhưng Nga lại tăng xuất khẩu các sản phẩm từ dầu, do đó Nga vẫn duy trì tổng lượng dầu xuất khẩu ở mức 7,3 triệu thùng/ngày như tháng 6.
IEA ước tính sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 7 đạt 9,4 triệu thùng một ngày, giảm 50.000 thùng so với tháng 6. Điều này đồng nghĩa họ vẫn tuân thủ cam kết giảm sản xuất của OPEC+.
Ngoài việc hạn chế sản lượng, Nga cũng cam kết giảm nguồn cung ở nước ngoài 500.000 thùng/ngày trong tháng này và sẽ xuống 300.000 thùng/ngày vào tháng 9/2023.
OPEC+ đã bắt đầu hạn chế khai thác dầu vào cuối năm ngoái để trợ giá dầu và tiếp tục gia hạn quyết định cắt giảm sản lượng dầu cho đến năm 2024 hồi tháng 6 vừa qua.
Theo IEA, nguồn cung dầu toàn cầu hồi tháng 7 đã giảm 0,91 triệu thùng/ngày, một phần do quyết định cắt giảm mạnh sản lượng của Arab Saudi và Nga.
Theo IEA, nếu các mục tiêu hiện tại của OPEC+ vẫn duy trì thì tồn kho dầu có thể giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong quý III và 1,2 triệu thùng dầu/ngày trong quý IV, tiếp tục đẩy giá dầu leo cao.
Xem thêm >> Vẫn bám trụ ở Nga, doanh nghiệp phương Tây đang chơi ‘canh bạc đầy rủi ro’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.