'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tính từ đầu năm tới nay, đồng ruble đã suy yếu và mất khoảng 25% giá trị so với đồng USD, và là một trong ba đồng tiền có diễn biến tệ nhất trong nhóm thị trường mới nổi, cùng với đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng peso của Argentina.
Trước đó, tỷ giá đồng ruble từng chạm mức thấp kỷ lục là 120 ruble/1 USD vào tháng 3/2022 do ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây.
Giá trị của đồng ruble giảm sâu trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn và chưa có hồi kết. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc áp trần giá dầu, làm giảm doanh thu từ xuất khẩu của nước này.
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí của nước này giảm 41,4% xuống còn 4,19 nghìn tỷ ruble (43 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay. Việc nới quy định kiểm soát vốn cũng khiến dòng tiền rời Nga mạnh hơn.
Áp lực lên đồng ruble tiếp tục được tạo ra do cán cân thương mại của Nga thu hẹp và các nhà xuất khẩu thu được ít ngoại tệ hơn. Thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đã hạ 85% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7.
Chứng kiến đồng ruble trượt giá mạnh, người dân Nga đã tích cực bán ra số ngoại tệ trị giá 450 triệu USD, chủ yếu trong nửa đầu tháng 7.
Bình luận về tình hình này, ông Maksim Oreshkin, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga cho hay: “Đồng ruble suy yếu sẽ làm phức tạp quá trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập thực tế của người dân”.
Ông cho biết Điện Kremlin mong muốn có một đồng ruble mạnh và hy vọng sẽ sớm bình thường hóa trong thời gian ngắn.
“Nguyên nhân chính khiến đồng ruble suy yếu và đẩy nhanh lạm phát là do chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Ngân hàng Trung ương có tất cả các công cụ để bình thường hóa tình hình trong thời gian tới và đảm bảo rằng lãi suất cho vay được giảm xuống mức bền vững”, ông Oreshkin cho hay.
Trước đó, ngày 21/7, CBR đã tăng lãi suất cơ bản mạnh hơn dự kiến, lên 8,5%, trong bối cảnh đồng ruble yếu và áp lực lạm phát cao.
Tuần trước, cơ quan này đã công bố kế hoạch ngừng mua ngoại tệ trên thị trường trong nước theo cơ chế ngân sách để bảo vệ nền kinh tế tránh tổn thương từ biến động giá hàng hóa.
Theo đó, Moscow sẽ có biện pháp can thiệp để có thể thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nga hành động vào ngày 15/9.
Phó thống đốc CBR Alexey Zabotkin cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục gắn bó với chính sách tỷ giá thả nổi, nhằm "cho phép nền kinh tế thích ứng tốt với môi trường bên ngoài hay biến động".
Theo ông Alexander Isakov, nhà kinh tế học tại Bloomberg Economics, để bình ổn ruble, lãi suất tham chiếu cần lên sát 10%. Chi ngân sách liên bang cũng phải được giữ dưới mức trần.
Ông cho rằng đồng ruble có thể sẽ hưởng lợi khi giá dầu thô tăng cao, nhưng các chính sách tiền tệ trong nước mới là nền tảng cho đồng tiền này.
“Ngân hàng Trung ương Nga cần nâng lãi suất thêm 50-100 điểm cơ bản trong phiên họp giữa tháng 9 để tăng tiết kiệm trong nước và giảm nhập khẩu”, ông Isakov cho hay.
Xem thêm >> ‘Cơm không lành, canh chẳng ngọt’, EU đẩy Hungary ngày càng gần về phía Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.