Toàn văn dự thảo Luật An ninh mạng sắp được thông qua

Lệ Chi - 11/06/2018 13:43 (GMT+7)

(VNF) - Xem toàn văn dự thảo Luật An ninh mạng với 7 chương, 47 điều dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết vào sáng mai (12/6).

VNF
Toàn văn dự thảo Luật An ninh mạng sắp được thông qua

TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG

Chính phủ trình dự án Luật An ninh mạng ở kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14. Trong lần thảo luận đầu tiên ở hội trường (ngày 23/11/2017), nhiều đại biểu đã góp ý vào quy định buộc các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam, phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng ở Việt Nam.

Sau các phiên thảo luận tại nghị trường, dự thảo luật vẫn tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi trong dư luận xã hội.

Theo nghị trình, dự thảo Luật An ninh mạng với 7 chương, 47 điều sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào sáng mai (12/6).

VietnamFinance xin được giới thiệu Toàn văn dự thảo Luật An ninh mạng.

HƠN 86% ĐBQH BẤM NÚT THÔNG QUA LUẬT AN NINH MẠNG VÀO SÁNG 12/6

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát.

5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia, bao gồm:

a) Hệ thống truyền dẫn: hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet;

b) Hệ thống các dịch vụ lõi: hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và các hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập internet của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet;

c) Các dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin: dịch vụ trực tuyến, gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia;

d) Các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các thành phố thông minh, Internet của vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.

6. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm.

7. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoặc truy cập trái phép máy tính, hệ thống máy tính hoặc hệ thống thông tin.

8. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

9. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác  để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

10. Chiến tranh mạng là một loại hình chiến tranh do một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tiến hành, diễn ra độc lập trên không gian mạng hoặc kết hợp với hoạt động quân sự xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

11. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.

12. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là dấu hiệu xuất hiện trên không gian mạng có khả năng trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

13. Sự cố an ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tính mạng con người.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng

1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia. Áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

4. Xử lý nghiêm minh các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5. Ưu tiên xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho các lực lượng bảo vệ an ninh mạng và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng.

6. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng và phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

8. Ưu tiên đầu tư, bố trí kinh phí để bảo vệ an ninh mạng.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các mối đe dọa chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng.

5. Bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo nguyên tắc thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên giám sát, kiểm tra về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.  

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng

1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng, bao gồm:

a) Thẩm định an ninh mạng;

b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

c) Kiểm tra an ninh mạng;

d) Giám sát an ninh mạng;

đ)  Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

h) Ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng internet, việc sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan tới hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

n) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ các biện pháp quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này.

Điều 6. Xác lập và bảo vệ không gian mạng quốc gia

1. Chính phủ xác lập phạm vi không gian mạng quốc gia.

2. Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Điều 7. Hợp tác quốc tế về an ninh mạng

1. Hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng, bao gồm:

a) Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng;

b) Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng;

c) Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công nghệ bảo vệ an ninh mạng;

d) Phòng, chống tội phạm mạng, các hành vi xâm phạm an ninh mạng, ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng;

đ) Tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng;

e) Tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng;

g) Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng;

h) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng;

i) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.

3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về an ninh mạng. Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong phạm vi quản lý. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

4. Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của các bộ, ngành khác, của các địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 15; thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo; kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của Luật này.

Chương II: BẢO VỆ AN NINH MẠNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ AN NINH QUỐC GIA

Điều 9. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

1. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội.

2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thuộc các lĩnh vực sau đây:

a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;

b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin bí mật nhà nước;

c) Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;

d) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;

đ) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;

e) Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở Trung ương;

g) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực kinh tế, năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí, phát thanh, truyền hình;

h) Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

4. Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ trong thực hiện các nội dung quản lý nhà nước có liên quan đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Điều 10. Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

1. Thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung cần thiết về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc bổ sung, điều chỉnh, nâng cấp hệ thống thông tin.

2. Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia tiến hành trong trường hợp sau đây:

a) Đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ thiết kế thi công dự án đầu tư xây dựng hoặc đề án nâng cấp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trước khi phê duyệt;

b) Đối với dịch vụ an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Nội dung thẩm định an ninh mạng, bao gồm:

a) Sự phù hợp của phương án bảo vệ an ninh mạng;

b) Sự phù hợp với phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

c) Sự tuân thủ quy định, điều kiện an ninh mạng trong thiết kế;

d) Phương án bố trí nhân lực bảo vệ an ninh mạng.

4. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự. Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Điều 11. Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

1. Đánh giá điều kiện về an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.

2. Điều kiện về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bao gồm:

a) Điều kiện về lực lượng nhân sự vận hành, quản trị hệ thống;

b) Điều kiện về hệ thống các quy định, quy trình và phương án bảo đảm an ninh mạng;

c) Điều kiện về bảo đảm an ninh đối với các trang thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống;

d) Điều kiện về triển khai các biện pháp kỹ thuật để giám sát, bảo vệ an ninh mạng;

đ) Điều kiện về triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống điều khiển và giám sát tự động, Internet của vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh, hệ thống trí tuệ nhân tạo;

e) Điều kiện về triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh vật lý, gồm: cách ly cô lập đặc biệt, chống rò rỉ dữ liệu, chống thu tin, kiểm soát ra vào;

g) Các điều kiện đặc thù khác được quy định đối với từng hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng.

4. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý, hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 12. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

1. Kiểm tra an ninh mạng là hoạt động xác định thực trạng an ninh mạng của hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin hoặc thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống thông tin nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh mạng và đưa ra các phương án, biện pháp bảo đảm hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

2. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được tiến hành trong trường hợp sau đây:

a) Khi đưa phương tiện điện tử vào sử dụng trong hệ thống thông tin;

b) Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin;

c) Kiểm tra định kỳ hằng năm;

d) Kiểm tra đột xuất khi xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; khi có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng; hết thời hạn khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

3. Đối tượng kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bao gồm:

a) Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin;

b) Quy định, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh mạng;

c) Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống thông tin;

d) Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin;

đ) Các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước, phòng chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật;

e) Nhân lực bảo vệ an ninh mạng.

4. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia tiến hành kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin do mình quản lý trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, thông báo kết quả bằng văn bản cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đối với hệ thống thông tin quân sự trước tháng 10 hằng năm.

5. Kiểm tra an ninh mạng đột xuất:

a) Trước thời điểm tiến hành kiểm tra an ninh mạng đột xuất, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia ít nhất 12 giờ trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng và ít nhất 72 giờ trong trường hợp có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng hoặc hết thời hạn khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;

b) Sau khi tiến hành kiểm tra an ninh mạng đột xuất, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra an ninh mạng đột xuất; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;

c) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý, hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quân sự. Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin cơ yếu do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;

d) Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành kiểm tra an ninh mạng đột xuất.

6. Kết quả kiểm tra an ninh mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

1. Giám sát an ninh mạng là hoạt động thu thập, phân tích tình hình nhằm xác định các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại để cảnh báo, khắc phục, xử lý.

2. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chủ trì, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền thường xuyên thực hiện giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin do mình quản lý; xây dựng cơ chế tự cảnh báo và tiếp nhận cảnh báo về nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại và đề ra phương án ứng phó, khắc phục khẩn cấp.

3. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện giám sát an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thuộc phạm vi quản lý; cảnh báo và phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong khắc phục, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng độc hại xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Điều 14. Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

1. Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bao gồm:

a) Phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng;

b) Bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ;

c) Phong tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại do dự cố an ninh mạng gây ra;

d) Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu;

đ) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố an ninh mạng;

e) Triển khai các phương án xử lý, khắc phục sự cố an ninh mạng;

g) Xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc;

h) Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin do mình quản lý; triển khai phương án ứng phó, khắc phục khi sự cố an ninh mạng xảy ra và kịp thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền.

3. Điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia:

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi có yêu cầu; thông báo cho các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi phát hiện có tấn công mạng, sự cố an ninh mạng;

b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;

c) Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi có yêu cầu của lực lượng chủ trì điều phối.

Chương III: PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM AN NINH MẠNG  

Điều 15. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

a) Thông tin có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Thông tin gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;

c) Thông tin xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm:

a) Thông tin có nội dung tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;

b) Thông tin có nội dung tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây mất ổn định về an ninh trật tự.

3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm:

a) Thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó.

4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bao gồm:

a) Thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;

b) Thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

5. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

6. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm h, i, và l Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

7. Cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và các thông tin khác được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.

8. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin trên không gian mạng có nội dung được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và các thông tin khác được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng

1. Hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng, bao gồm:

a) Cố ý làm lộ, chiếm đoạt, mua bán, thu giữ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; chiếm đoạt, trộm cắp, thu giữ thông tin thuộc sở hữu của người khác hoặc tiết lộ thông tin đã chiếm đoạt, trộm cắp, thu giữ gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;

c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác;

d) Cố ý nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái phép;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm:

a) Kiểm tra an ninh mạng nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, loại bỏ phần cứng độc hại, khắc phục lỗ hổng bảo mật; phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc các nguy cơ khác đe dọa an ninh mạng;

b) Triển khai các biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật cá nhân và kịp thời gỡ bỏ thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc thông tin xâm phạm bí mật cá nhân trên hệ thống thông tin quản lý;

c) Phối hợp, thực hiện các yêu cầu của lực lượng chuyên trách an ninh mạng về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng.

3. Cơ quan soạn thảo, lưu trữ thông tin, tài liệu bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị khác hoặc trao đổi trên không gian mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

4. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Kiểm tra an ninh mạng theo thẩm quyền đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, loại bỏ phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu bảo mật, ngăn chặn, xử lý các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp;

b) Kiểm tra an ninh mạng theo thẩm quyền đối với các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ thông tin liên lạc, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị điện tử trước khi đưa vào sử dụng tại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;

c) Giám sát an ninh mạng theo thẩm quyền đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, xử lý hoạt động thu thập thông tin bí mật nhà nước trái phép;

d) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước trên không gian mạng;

đ) Tham gia nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm lưu trữ, truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước; các sản phẩm mã hóa thông tin trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

e) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan nhà nước và bảo vệ an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;

g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, phòng, chống tấn công mạng, bảo vệ an ninh mạng đối với cán bộ, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này đối với hệ thống thông tin quân sự.

6. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.

Điều 17. Phòng ngừa, xử lý hành vi sử dung không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, bao gồm:

a) Hành vi đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;

b) Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, khủng bố, phá hoại; kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức; tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

c) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát, uy hiếp hoặc gây thiệt hại về tinh thần của người khác; tiết lộ hoặc cố ý sử dụng các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của người khác; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc sở hữu của người khác trái quy định của pháp luật;

d) Kinh doanh đa cấp, giao dịch tài sản, huy động vốn, trò chơi cho nhận, quy đổi, đầu tư ủy thác trái phép trên không gian mạng; mua bán, trao đổi, tặng, cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; mua bán tiền giả, bằng cấp giả, chứng chỉ giả qua mạng;

đ) Tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

e) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin tài khoản ngân hàng khác của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép;

g) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

h) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

h) Hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.

2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trên không gian mạng; thu thập, phối hợp thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật.

3. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính về an ninh mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý hành vi vi phạm hành chính về an ninh mạng.

4. Việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm có liên quan đến không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Phòng, chống tấn công mạng

1. Hành vi tấn công mạng hoặc có liên quan đến tấn công mạng, bao gồm:

a) Phát tán các chương trình tin học gây hại cho mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

b) Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, phương tiện điện tử;

c) Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền tải qua mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;

d) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính;

đ) Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;

e) Các hành vi khác gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công mạng vào hệ thống thông tin do thuộc phạm vi quản lý.

3. Khi xảy ra tấn công mạng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chủ trì, phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin và các tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng các biện pháp xác định nguồn gốc tấn công mạng thu thập chứng cứ; yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet chặn lọc thông tin nhằm ngăn chặn, loại trừ hành vi tấn công mạng và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan.

4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác phòng ngừa phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng đối với hệ thống thông tin quân sự. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác phòng ngừa phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Điều 19. Phòng, chống khủng bố mạng

1.  Cơ quan nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin áp dụng tất cả các biện pháp được pháp luật quy định để phòng, chống khủng bố mạng.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ nhiệm vụ của mình thường xuyên rà soát, kiểm tra an ninh mạng nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng.

3. Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo về khủng bố mạng và kịp thời trao đổi lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền theo định tại khoản 5 Điều này.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.

5. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng, xử lý khủng bố mạng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tin, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng các biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng các biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Điều 20. Phòng, chống chiến tranh mạng

1. Phòng, chống chiến tranh mạng là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội, Nhà nước huy động mọi lực lượng tham gia phòng, chống chiến tranh mạng.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì phòng, chống chiến tranh mạng.

Điều 21. Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng

1. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gồm:

a) Xuất hiện thông tin kích động nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố;

b) Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;

c) Tấn công nhiều hệ thống thông tin trên quy mô lớn, cường độ cao;

d) Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia;

đ) Tấn công mạng, xâm nhập hệ thống thông tin, phương tiện điện tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tính mạng con người.

2. Phòng ngừa tình huống nguy hiểm về an ninh mạng:

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia triển khai các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;

b) Các doanh nghiệp viễn thông, internet, công nghệ thông tin, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.

3. Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng:

a) Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;

b) Thông báo tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;

d) Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra;

đ) Ngừng cung cấp thông tin mạng tại các khu vực cụ thể;

e) Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;

g) Thực hiện biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm quyền xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng:

a) Khi phát hiện tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và áp dụng ngay các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;

b) Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng trong cả nước hoặc từng địa phương hoặc đối với một mục tiêu cụ thể; Bộ trưởng Bộ

Theo Thư viện Quốc hội
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.