'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo kế hoạch, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (Luật Các TCTD 2024) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. So với Luật Các TCTD hiện hành, Luật Các TCTD 2024 có nhiều sửa đổi, trong đó đáng chú ý là 5 nội dung cơ bản dưới đây.
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.
Luật Các TCTD 2024 giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức, nhóm cổ đông và người có liên quan.
Cụ thể, luật Các TCTD (sửa đổi) đã quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa tại một TCTD từ 15% xuống 10% vốn điều lệ đối với một cổ đông tổ chức; giảm từ 20% xuống còn 15% vốn điều lệ đối với một nhóm cổ đông liên quan, đồng thời mở rộng đối tượng liên quan. Tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân được giữ nguyên ở mức 5%. Quy định lộ trình 05 năm giảm dần giới hạn cấp tín dụng.
Ngoài ra, Luật Các TCTD năm 2024 cũng bổ sung trách nhiệm công bố, công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của TCTD trở lên, thông tin về người có liên quan của người quản lý, người điều hành của TCTD.
Những sửa đổi của Luật Các TCTD 2024 là nhằm để nâng cao năng lực quản trị, điều hành, minh bạch hóa hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hạn chế tình trạng thao túng, chi phối hoạt động của cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn tại TCTD.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và quỹ tín dụng nhân dân.
Luật các TCTD 2024 quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng rõ ràng, minh bạch, xử lý các khó khăn, vướng mắc đồng thời tạo cơ sở để TCTD đổi mới hoạt động đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cụ thể, Luật bổ sung quy định về các hoạt động mới phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động giao đại lý trong lĩnh vực thanh toán...; sửa đổi, bổ sung, làm rõ khái niệm như: thư tín dụng, bao thanh toán, đại lý quản lý tài sản.... để đảm bảo rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay, trong đó đơn giản hóa thủ tục cho các khoản cấp tín dụng có mức giá trị nhỏ như khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, khoản cho thuê tài chính, khoản cho vay tiêu dùng, khoản cấp tín dụng qua thẻ của TCTD phi ngân hàng, khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của quỹ tín dụng nhân dân, khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô…
Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động của TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân theo hướng mở rộng một số hoạt động trên cơ sở phù hợp năng lực và an toàn hoạt động đối với các loại hình TCTD này.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử và xây dựng khung pháp lý cho việc thử nghiệm ứng dụng công nghệ và triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng, tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Luật các TCTD 2024 bổ sung quy định để tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai hoạt động ngân hàng qua phương tiện điện tử như: quy định về trách nhiệm xây dựng, ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của TCTD; quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; có quy định riêng cho hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử như quy định về xét duyệt cấp tín dụng, lưu trữ hồ sơ tín dụng; quy định trách nhiệm niêm yết thông tin của TCTD trong trường hợp ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử.
Luật các TCTD 2024 cũng giao Chính phủ quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, tạo cơ sở để Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý TCTD yếu kém.
Luật các TCTD 2024 đã bổ sung quy đinh yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong các trường hợp bị can thiệp sớm.
Phương án khắc phục phải được xây dựng, thông qua trước ngày 1/7/2025 hoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép. Ngoài ra, định kỳ ít nhất 2 năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cập nhật, điều chỉnh phương án khắc phục để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD.
Bên cạnh đó, Luật Các TCTD 2024 cũng thay đổi về cách tiếp cận đối với can thiệp sớm TCTD phù hợp với thông lệ quốc tế.
Khi phát hiện các TCTD thuộc trường hợp can thiệp sớm, NHNN có văn bản gửi TCTD, trong đó nêu rõ các yêu cầu, hạn chế đối với TCTD này, bao gồm cả việc xây dựng, cập nhật phương án khắc phục để khắc phục các yếu kém phát sinh trong hoạt động của TCTD. Trường hợp TCTD thực hiện thành công phương án khắc phục và trở lại hoạt động bình thường, việc áp dụng các biện pháp hạn chế, yêu cầu của NHNN cũng chấm dứt.
Luật Các TCTD cũng đã bổ sung quy định về rút tiền hàng loạt, trong đó quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi một TCTD bị rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp tự thân của TCTD và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
Luật các TCTD 2024 quy định về kiểm soát đặc biệt và các phương án cơ cấu lại TCTD bao gồm phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án giải thể, phương án phá sản.
Thứ năm, Luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, Luật Các TCTD đã luật hóa một số quy định về nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ; Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thứ tự ưu tiên thành toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu….
Đồng thời Luật cũng có quy định chuyển tiếp cho một số trường hợp đang áp dụng quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 nhưng không luật hóa tại Luật Các TCTD, đảm bảo quá trình xử lý nợ xấu không bị gián đoạn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.