Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương

VNF - 08/10/2024 16:31 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo của World Bank, tăng trưởng chung của khu vực dự báo đạt 4,8% trong năm 2024 nhưng sẽ chững lại còn 4,4% vào năm 2025.

Theo báo cáo của World Bank, tăng trưởng năm 2024 của các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới nhưng chưa bằng so với trước đại dịch. Tăng trưởng chung của khu vực dự báo đạt 4,8% trong năm 2024 nhưng sẽ chững lại còn 4,4% vào năm 2025.

Tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc, dự báo sẽ giảm từ 4,8% trong năm nay xuống còn 4,3% trong năm 2025 do thị trường bất động sản yếu kéo dài, niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng thấp, bên cạnh những thách thức mang tính cơ cấu như dân số già hóa và những căng thẳng toàn cầu.

Tăng trưởng chung của khu vực ngoại trừ Trung Quốc dự báo đạt 4,7% trong năm 2024 và 4,9% trong năm 2025, nhờ tiêu dùng trong nước tăng lên, xuất khẩu hàng hóa phục hồi và du lịch tăng trở lại. Trong các nền kinh tế lớn hơn, chỉ có Indonesia dự kiến ​​tăng trưởng trong năm 2024 và 2025 bằng hoặc cao hơn mức trước đại dịch, trong khi tăng trưởng ở Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam dự kiến ​​sẽ thấp hơn mức trước đại dịch.

Các quốc đảo Thái Bình Dương dự báo tăng trưởng ở mức 3,5% trong năm 2024 và 3,4% trong năm 2025 khi du lịch được phục hồi. Tăng trưởng đầu tư vẫn còn yếu ở nhiều nơi trong khu vực.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế kỳ này chỉ ra ba yếu tố gây ảnh hưởng đến tăng trưởng trong khu vực: chuyển dịch thương mại và đầu tư, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và sự bất ổn chính sách toàn cầu ngày càng gia tăng.

Thứ nhất, căng thẳng thương mại gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam tăng cường vai trò của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách “kết nối” các đối tác thương mại lớn. Các công ty Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chứng kiến doanh thu tăng gần 25% nhanh hơn so với các thị trường khác trong giai đoạn 2018-2021. Tuy nhiên, bằng chứng mới cho thấy các nền kinh tế có thể ngày càng bị hạn chế trong việc đóng vai trò “kết nối một chiều” khi các quy tắc xuất xứ và hạn chế xuất nhập khẩu mới, nghiêm ngặt được áp dụng.

Thứ hai, các nước láng giềng của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh mẽ của nước này trong ba thập kỷ qua, nhưng quy mô của động lực đó hiện đang giảm dần. Trung Quốc đã thúc đẩy các nước khác thông qua nhập khẩu hàng hóa, nhưng nhu cầu nhập khẩu hiện nay tăng chậm hơn GDP. Nhập khẩu chỉ tăng 2,8% trong 7 tháng đầu năm nay so với mức gần 6% mỗi năm trong thập kỷ trước.

Thứ ba, bất ổn toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến các nền kinh tế khu vực. Ngoài sự bất ổn về địa chính trị, những bất định về chính sách kinh tế gia tăng có thể làm giảm sản xuất công nghiệp và giá cổ phiếu ở ĐÁ-TBD lần lượt lên tới 0,5% và 1%.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tại đây: Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương.pdf

Cùng chuyên mục
Trung Quốc lập tức ra đòn trả đũa sau khi EU ‘xuống tay’ với xe điện

Trung Quốc lập tức ra đòn trả đũa sau khi EU ‘xuống tay’ với xe điện

(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/10 cho hay Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ tuần này, nhắm vào các thương hiệu từ Hennessy đến Remy Martin, sau khi khối 27 quốc gia này bỏ phiếu áp thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu lên kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp châu Âu lên kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

(VNF) - Báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất từ EuroCham cho thấy BCI đã tăng nhẹ trong quý III/2024, phản ánh tín hiệu tích cực trong tâm lý kinh doanh dù vẫn còn những thách thức kinh tế do hậu quả của bão Yagi và những rào cản trong vận hành doanh nghiệp.

DN của ứng viên TT Mỹ Donald Trump 'bắt tay' ông Đặng Thành Tâm làm dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên

DN của ứng viên TT Mỹ Donald Trump 'bắt tay' ông Đặng Thành Tâm làm dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên

(VNF) - Tổ hợp cao cấp gồm sân golf và quần thể đô thị, nhà ở có tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD được ký kết giữa Tập đoàn Trump Organization và Tập đoàn Đầu tư Hưng Yên (có vốn sở hữu của KBC).

Quảng Nam: Yêu cầu  bàn giao toàn bộ mặt bằng QL 14E trước 30/10

Quảng Nam: Yêu cầu bàn giao toàn bộ mặt bằng QL 14E trước 30/10

(VNF) - Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng trong buổi làm việc Cục Đường bộ Việt Nam việc về công tác bồi thường, GPMB dự án.

Công nhân Samsung Ấn Độ đình công hơn 4 tuần sau loạt đàm phán thất bại

Công nhân Samsung Ấn Độ đình công hơn 4 tuần sau loạt đàm phán thất bại

(VNF) - Hơn 1.500 công nhân tại cơ sở sản xuất của Samsung Ấn Độ tại Sriperumbudur, Tamil Nadu đã đình công trong hơn 4 tuần mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán giữa các công đoàn lao động, ban quản lý Samsung và các quan chức chính quyền Tamil Nadu, theo người phát ngôn của Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist (CPI-M).

Dư địa không còn, 'chính sách tiền tệ khó có thể nới lỏng thêm'

Dư địa không còn, 'chính sách tiền tệ khó có thể nới lỏng thêm'

(VNF) - TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV khẳng định, điều hành chính sách tiền tệ hiện nay phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô, lạm phát và sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng.

Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn

Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn

(VNF) - Có 4 hình thức tiền gửi rút trước hạn từ ngày 20/11/2024 theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước.

Hai chuỗi phòng Gym lớn đóng cửa: Dịch vụ Fitness đối mặt với tình xuống xấu nhất

Hai chuỗi phòng Gym lớn đóng cửa: Dịch vụ Fitness đối mặt với tình xuống xấu nhất

(VNF) - Việc gián đoạn hoạt động của 2 chuỗi phòng tập lớn là Fit24 và Getfit đã làm không ít người yêu thích thể dục thể thao ngỡ ngàng.

An Xuân Group: Ông chủ đứng sau loạt nhà máy thuỷ điện ở Tây Bắc

An Xuân Group: Ông chủ đứng sau loạt nhà máy thuỷ điện ở Tây Bắc

(VNF) - Công ty cổ phần Năng lượng An Xuân được biết đến là DN lớn trong lĩnh vực đầu tư phát triển năng lượng. DN đang sở hữu nhiều dự án thủy điện, điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối. Hiện công ty có 4 nhà máy thủy điện hòa vào lưới điện quốc gia với tổng công suất 94,5 MW.