Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024: Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Hoàng Ngân - 09/09/2024 14:46 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Theo báo cáo, doanh thu vận tải hàng không của hãng nửa đầu năm 2024 đạt 33.862 tỷ đồng, tăng nhẹ so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.166 tỷ đồng, cao hơn 688% so với cùng kì năm ngoái.

Về kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet đạt 34.030 tỷ đồng doanh thu, và hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng lần lượt 15% và 307% so với cùng kì.

Tính đến ngày 30/06/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 92.205 tỷ đồng. Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 2,16 lần so với mức thông thường trên thế giới tới 5 lần. Chỉ số thanh khoản 1,39 lần nằm ở mức tốt trong ngành hàng không.

Theo cập nhật của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Saigon Ratings, Vietjet được duy trì bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn vnBBB- với triển vọng “Ổn định”. Hãng được đánh giá với sự phục hồi rõ rệt, đồng thời với sự chủ động chuẩn bị các điều kiện và tiền đề quan trọng của công ty trong các năm 2022, 2023, Vietjet cho biết có thể bứt phá phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong trung và dài hạn.

Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách trong sáu tháng đầu năm 2024 là 3.687 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Vietjet cho hay đã vận chuyển gần 13,1 triệu khách, khai thác trên 70.000 chuyến bay an toàn. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 5,5 triệu và số chuyến bay quốc tế là hơn 28.300 chuyến, tăng trưởng lần lượt 52% và 43% so với cùng kỳ 2023, là hãng hàng không dẫn đầu về lượng khách vận chuyển.

Vietjet cho hay đang khai thác hơn 149 đường bay khắp Việt Nam và quốc tế, bao gồm 38 đường bay quốc nội và 111 đường bay quốc tế.

Hãng có đội tàu bay hơn 105 chiếc (bao gồm Vietjet Thái Lan) và đang tích cực mở rộng mạng bay trên bầu trời các châu lục, phát triển đội bay mới và hiện đại, thân thiện môi trường.

Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã kí hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

Với chiến lược, tầm nhìn xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hàng không tiêu chuẩn quốc tế, Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) đã trở thành đối tác đào tạo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA).

Vietjet cũng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững, hướng đến trở thành hãng hàng không xanh, dẫn đầu về công nghệ, thân thiện môi trường và các hoạt động gắn với phát triển bền vững.

Vietjet đã được Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới International Finance vinh danh là “Hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất” và “Hãng hàng không quản trị tài chính tốt nhất”; được AirlineRatings vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới” và “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm”; được Forbes vinh danh trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024.

Mới đây, hãng đã giành được cùng lúc hai giải “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng” và “Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á” tại giải thưởng World Travel Awards 2024.

Cùng chuyên mục
6 thương hiệu của Vingroup lọt top 100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024

6 thương hiệu của Vingroup lọt top 100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024

(VNF) - Ngày 6/9/2024, Công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100.

Elon Musk trên đà trở thành tỷ phú sở hữu 1.000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

Elon Musk trên đà trở thành tỷ phú sở hữu 1.000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

(VNF) - Theo báo cáo từ một tổ chức chuyên theo dõi những người giàu có, tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới với khối tài sản hơn 237 USD, đang trên đà trở thành tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới vào năm 2027.

Bị chặn mua công nghệ bán dẫn, Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ

Bị chặn mua công nghệ bán dẫn, Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ

(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 8/9 rằng nước này "không hài lòng" trước việc Hà Lan mở rộng kiểm soát xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của ASML Holdings do ảnh hưởng bởi “sự ép buộc” từ Mỹ.

Người Việt đầu tư Forex: Tiền ảo đổ về quê và lời cảnh tỉnh đau xót

Người Việt đầu tư Forex: Tiền ảo đổ về quê và lời cảnh tỉnh đau xót

(VNF) - Forex xuất hiện khá nhiều ở các địa phương, đặc biệt ở những vùng có thu nhập cao từ xuất khẩu lao động như các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc.

TPBank công bố thông tin cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ

TPBank công bố thông tin cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ

(VNF) - Theo Luật Các Tổ chức tín dụng mới (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ.

Vay mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay: Căn hộ hư hại vì bão Yagi có được bồi thường?

Vay mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay: Căn hộ hư hại vì bão Yagi có được bồi thường?

(VNF) - Nhiều người vay ngân hàng mua nhà kèm bảo hiểm khoản vay băn khoăn nếu nhà bị hư hại do bão Yagi gây ra liệu có được phía công ty bảo hiểm bồi thường?

Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

(VNF) - Các ngân hàng lớn của Nga đã kêu gọi ngân hàng trung ương hành động để chống lại tình trạng thâm hụt thanh khoản đồng nhân dân tệ, khiến đồng rúp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 so với đồng tiền Trung Quốc và đẩy tỷ giá hoán đổi đồng nhân dân tệ lên tới ba chữ số.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

(VNF) - Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này.

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

(VNF) – Cổ phiếu thép bị bán ròng từ khối ngoại sau khi được mua ròng mạnh năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu tiêu dùng được mua ròng sau thời gian dài bán ròng.