Tích lũy và đầu tư: Bài toán cũ cần lời giải mới

Nguyễn Cảnh Cường & Tô Thế Nguyên - 19/05/2025 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, bài toán tích lũy và đầu tư của Việt Nam là một thách thức lớn đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo phù hợp với thực tiễn. Các mô hình và giải pháp phát triển vốn và phân bổ chúng để vừa mở rộng nền kinh tế, vừa bảo vệ môi trường phát triển bền vững và công bằng xã hội, đã trở thành vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển quốc gia.

Tích luỹ tư bản và tích luỹ xã hội chủ nghĩa: Hai mô hình, hai tư duy

Tích luỹ tư bản chủ nghĩa, như các nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith và David Ricardo đã phân tích và cổ súy, tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận thông qua khai thác lao động và tái đầu tư vào sản xuất. Mô hình này mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khả năng đổi mới sáng tạo cao và sự linh hoạt trong thích ứng thị trường.

Trong thời kỳ đại suy thoái, John Maynard Keynes, một nhà kinh tế học tân cổ điển đã phát triển lý luận về vai trò của nhà nước và đầu tư công để duy trì tăng trưởng kinh tế khi thị trường thất bại.

Mặc dù các học thuyết kinh tế tư sản và mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của một số quốc gia nhưng cũng tạo nên bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp và các cuộc khủng hoảng chu kỳ kèm theo bạo động. Các cuộc đại khủng hoảng và đại suy thoái đã bần cùng hóa hàng trăm triệu người và là nguyên nhân sâu xa của hai cuộc đại chiến thế giới trong Thế kỷ 20.

Tích luỹ tư bản tạo nên bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp và các cuộc khủng hoảng chu kỳ kèm theo bạo động.

Ngược lại, tích lũy xã hội chủ nghĩa như đề xuất của Karl Mark, hướng tới mục tiêu phục vụ lợi ích toàn dân, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững với vai trò chủ đạo của Nhà nước. Mô hình tích lũy này có mục tiêu rất tốt đẹp nhưng trên thực tế lại đối mặt với các vấn đề như hiệu quả kinh tế thấp, quan liêu và hạn chế trong huy động các nguồn lực tư nhân và nguồn lực quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập này là do các chính sách tích lũy và đầu tư không bám sát thị trường hoặc không theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và không đáp ứng được kỳ vọng lợi ích của các thành phần kinh tế. Những nguyên nhân này cũng khiến hầu hết các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong Thời kỳ Xô Viết thiếu động lực so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vận hành theo mô hình thị trường tự do.

Bức tranh thực tại: Tích lũy nhiều, đầu tư chưa tối ưu

Trong quá khứ, Việt Nam đã từng vận hành nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, hay còn gọi là nền kinh tế chỉ huy. Mô hình này phù hợp trong thời kỳ chiến tranh nhưng rồi trở nên bất cập trong thời bình.

Kể từ khi thực hiện “Đổi mới” sau Đại hội VI năm 1986, Việt Nam đã vận dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khá thành công nhờ kết hợp các yếu tố của cả hai hình thức tích lũy nêu trên. Nền kinh tế theo đó mang ba đặc trưng cơ bản: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo; nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn; tích lũy và đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân gia tăng.

Chính sách tích lũy và đầu tư mới cùng với các chính sách kinh tế thị trường khác đã tạo nên những kỳ tích rất đáng ngưỡng mộ nhất là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tích lũy và đầu tư tại Việt Nam vẫn còn có một số hạn chế.

Chính sách tích lũy và đầu tư mới cùng với các chính sách kinh tế thị trường khác đã tạo nên những kỳ tích rất đáng ngưỡng mộ nhất là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.

Trước hết, chính sách và quy định pháp luật về tích lũy chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và chưa tiệm cận với chính sách và quy định của các nền kinh tế tiên tiến. Chính sách thuế còn một số khoảng trống trong kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ nhất là dịch vụ dựa trên nền tảng số. Ví dụ, dự luật đánh thuế bổ sung đối với người có nhiều nhà vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua nhà rồi để hoang vì họ không phải đóng thuế vượt trội cho những căn nhà không có người ở đó. Tương tự, trong khi thương mại điện tử phát triển như vũ bão, nhiều người bán hàng online cá nhân hầu như không phải đóng thuế.

Chính sách đầu tư tuy đã mang lại nhiều kết quả tích cực, song vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cốt lõi. Cụ thể, thu hút FDI chất lượng cao vẫn còn hạn chế; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa tạo ra chuỗi giá trị bền vững; một số quy định pháp lý còn chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các cấp quản lý và bộ ngành; thủ tục hành chính ở một số địa phương còn phức tạp, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Trong khi đó, cạnh tranh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư lại dẫn tới việc lạm dụng các chính sách ưu đãi, gây thất thu ngân sách. Không ít dự án được hưởng ưu đãi lớn nhưng kết quả lại không đạt kỳ vọng, gây lãng phí nguồn lực.

Tình trạng giải phóng mặt bằng chậm trễ diễn ra phổ biến, làm kéo dài tiến độ triển khai các dự án lớn. Mâu thuẫn lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong quá trình thu hồi đất có nơi lên tới mức căng thẳng. Một số dự án lớn thậm chí còn gây tác động tiêu cực tới môi trường và cộng đồng dân cư, dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ từ xã hội. Tương tự, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cũng thường xuyên chậm trễ so với kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý, chính sách hạn điền – tuy có thể ngăn chặn tình trạng tích tụ đất đai quá mức – lại vô tình cản trở phát triển nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại.

Nhìn chung, hiệu quả đầu tư nói chung còn chưa tối ưu hóa. Bên cạnh nhiều dự án đầu tư công có hiệu quả tích cực cho xã hội thì vẫn còn không ít các dự án có hiệu quả thấp thậm chí thua lỗ kéo dài, gây lãng phí lớn các nguồn lực của quốc gia.

Tỷ trọng chi thường xuyên trong Ngân sách Nhà nước luôn ở mức cao – từ 60-70% tổng chi – bao gồm các khoản chi cho lương, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Trong khi đó, chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm. Từ mức trên 30% đầu những năm 2000, tỷ lệ này hiện chỉ còn khoảng 20-25%, dẫn đến tình trạng trì hoãn nhiều dự án hạ tầng quan trọng hoặc phải phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài.

Lãng phí trong đầu tư công vẫn rất nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả do các quy trình phê duyệt dự án chắp nối, thiếu sát sao trong giám sát, và đội vốn vì thiếu minh bạch và tham nhũng.

Tình trạng chậm tiến độ thi công cũng diễn ra phổ biến. Nhiều dự án hạ tầng quan trọng như giao thông, y tế, và giáo dục chậm tiến độ, không kịp đáp ứng nhu cầu phát triển. Một ví dụ điển hình là Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, trong đó tuyến Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ nhiều năm, chi phí đội vốn từ 552 triệu USD lên tới hơn 868 triệu USD.

Tuyến Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ nhiều năm

Lời giải

Trước thực tiễn nêu trên, lời giải cho bài toán tích lũy và đầu tư tại Việt Nam đang trở thành yêu cầu cấp thiết.

Thứ nhất, cần bổ sung thuế đối với các hoạt động kinh tế có lợi nhuận cao như kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống và giải trí .

Thứ hai, tỷ lệ chi thường xuyên trong Ngân sách Nhà nước cần có sự cắt giảm. Điều này có thể thực hiện bằng cách tinh giản biên chế và cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí vận hành; xã hội hóa các dịch vụ công như y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, chi tiêu công cần được kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp kiểm toán, giám sát minh bạch các khoản chi thường xuyên để tránh lãng phí; cắt giảm các khoản chi không cần thiết; loại bỏ các khoản chi hội nghị, lễ hội, hoặc các công trình xây dựng tượng đài, cổng chào không cấp bách để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ ba, cần tăng tỷ lệ đầu tư công từ ngân sách, dựa cơ sở giảm tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy hành chính và giảm chi cho những công việc không thiết yếu và/hoặc không cấp bách.

Thứ tư, cần khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân cho các dự án có khả năng sinh lời cao và tạo nhiều việc làm cho người lao động bằng chính sách giảm thuế cho các khoản đầu tư và/hoặc cung cấp các khoản trợ cấp đầu tư.

Thứ năm, cần khuyến khích khu vực FDI tái đầu tư cho các dự án có hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam .

Thứ sáu, hợp tác công - tư (PPP) cần được tăng cường, để phối hợp các nguồn lực nhà nước và tư nhân cho các dự án môi trường và phúc lợi xã hội thông qua Quỹ trợ cấp đầu tư.

Thứ bảy, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn, sạch hơn và hiệu quả hơn.

Cuối cùng, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình để giảm thiểu lãng phí, tiêu cực trong phân bổ và sử dụng ngân sách.

Bài toán tích luỹ và đầu tư cần lời giải mới

Bài toán tích lũy và tái đầu tư của Việt Nam, dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những thập niên qua, vẫn đối mặt với những thách thức to lớn trong bối cảnh biến động toàn cầu hiện nay. Từ những bất cập về chính sách, cơ chế pháp luật đến vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn lực, đã đến lúc chúng ta cần một tư duy và chiến lược mới mang tính đột phá để tạo động lực tăng trưởng bền vững.

Trọng tâm của giải pháp là việc xây dựng các chính sách tích lũy và đầu tư hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các khu vực kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Vai trò của công nghệ, minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng cần được đặt lên hàng đầu để giảm thiểu lãng phí và phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

Chỉ khi tận dụng được những cơ hội mới, áp dụng các mô hình đầu tư sáng tạo và kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam mới có thể giải quyết thành công bài toán cũ và mở ra một chương mới đầy triển vọng cho nền kinh tế quốc gia. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần chung tay hành động, vì một tương lai phồn vinh và công bằng hơn.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD

Đầu tư
(VNF) - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, tổng vốn FDI đăng ký 4 tháng khoảng 13,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp lớn toàn cầu tiếp tục tin tưởng và lựa chọn Việt Nam
Cùng chuyên mục
Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025

Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025

13/03/25 13:12 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP thực của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,8% vào năm 2025 và 6,5% vào năm 2026.

Nghị quyết về chủ trương đầu tư Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Nghị quyết về chủ trương đầu tư Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

19/02/25 10:56 (GMT+7)

(VNF) - Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km, với tổng mức đầu tư lên tới khoảng 200.000 tỷ đồng.

Báo cáo thẩm tra tờ trình về cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Báo cáo thẩm tra tờ trình về cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

15/02/25 05:24 (GMT+7)

(VNF) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Lê Quang Huy đã trình bày Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024

Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024

13/12/24 09:44 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024 của Consensys cho thấy sự gia tăng mức độ quen thuộc với Web3, Crypto và Blockchain, đồng thời nêu bật những lo ngại về quyền riêng tư và lòng tin của xã hội đối với Web2.

Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Đự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Đự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

14/11/24 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra các rủi ro về thu hồi đất, tiến độ thực hiện dự án.

Cải chính thông tin trong bài: Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

Cải chính thông tin trong bài: Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

01/11/24 10:16 (GMT+7)

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính thực hiện cải chính và xin lỗi về thông tin trong bài Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương

08/10/24 16:31 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo của World Bank, tăng trưởng chung của khu vực dự báo đạt 4,8% trong năm 2024 nhưng sẽ chững lại còn 4,4% vào năm 2025.

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

28/09/24 10:47 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Báo cáo thị trường du lịch 2024

Báo cáo thị trường du lịch 2024

17/09/24 07:25 (GMT+7)

(VNF) - Mới đây, Công ty Cổ phần AppotaPay công bố báo cáo Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường du lịch 2024.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

21/05/24 08:57 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù năm 2023 là một năm “sóng gió” đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được kỳ vọng sẽ có thêm những tích cực, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong trung dài hạn.

Báo cáo chỉ số PCI và PGI năm 2023

Báo cáo chỉ số PCI và PGI năm 2023

16/05/24 12:02 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo Chỉ số PCI và PGI 2023 là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác tư nhân nhằm thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thân thiện với môi trường.

Bạn đã thực sự hiểu về đầu tư tài chính

Bạn đã thực sự hiểu về đầu tư tài chính

30/04/24 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Đầu tư tài chính được xem như một phương pháp hiệu quả để xây dựng sự giàu có. Nhưng còn nhiều nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu đúng về quá trình này.

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025 của ADB

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025 của ADB

11/04/24 17:19 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2024

Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2024

02/04/24 11:17 (GMT+7)

(VNF) - Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/03/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 4/2024 của World Bank

Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 4/2024 của World Bank

02/04/24 10:13 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của thế giới nhưng chậm hơn so với trước đại dịch. Trong khi thương mại toàn cầu phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng sẽ hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách không chắc chắn sẽ kìm hãm tăng trưởng.

Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2024

Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2024

27/03/24 19:52 (GMT+7)

(VNF) - Tạp chí Đầu tư tài chính trân trọng giới thiệu báo in số tháng 3 với chuyên đề “Nâng hạng thị trường chứng khoán”, trong đó đăng tải các phân tích chuyên sâu về hành trình đang viết dở này của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Báo cáo Phân tích tài sản toàn cầu năm 2024 hé lộ số người siêu giàu Việt Nam

Báo cáo Phân tích tài sản toàn cầu năm 2024 hé lộ số người siêu giàu Việt Nam

14/03/24 11:56 (GMT+7)

(VNF) - Theo Knight Frank, 2023 là một năm đầy thách thức đối với kinh tế toàn cầu, song, may mắn các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đã thoát khỏi suy thoái. Năm 2024, thị trường được dự báo sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, các nhà đầu tư cần tập trung để không bỏ lỡ những cơ hội “vàng” trước mắt.

Báo cáo Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Báo cáo Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

14/03/24 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Năm nội dung cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Năm nội dung cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng 2024

14/03/24 00:23 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.

Thị trường bất động sản Đà Nẵng 2023 và triển vọng năm 2024

Thị trường bất động sản Đà Nẵng 2023 và triển vọng năm 2024

13/03/24 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Đơn vị nghiên cứu thị trường SPE.R vừa có báo cáo tình hình bất động sản Đà Nẵng năm 2023 và nhận định năm 2024.

Nhận diện dòng vốn FDI qua các con số

Nhận diện dòng vốn FDI qua các con số

03/03/24 23:40 (GMT+7)

(VNF) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sự phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những tháng cuối năm đã khiến dòng vốn này trong cả năm 2023 tăng mạnh và triển vọng 2024 là rất khả quan.

Kinh tế thế giới 2024: Nguy cơ suy giảm năm thứ ba liên tiếp

Kinh tế thế giới 2024: Nguy cơ suy giảm năm thứ ba liên tiếp

07/02/24 15:22 (GMT+7)

(VNF) - Theo ThS Nguyễn Nhật Minh – Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng.

Top 10 tỉnh thành thu ngân sách cao nhất nước

Top 10 tỉnh thành thu ngân sách cao nhất nước

18/01/24 15:40 (GMT+7)

Năm 2023, thu ngân sách nhà nước gần 1,7 triệu tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2013. Nhiều địa phương có khoản thu tăng mạnh so với trước đây, góp mặt trong top 10 địa phương thu ngân sách nhiều nhất.

Tin khác
Toàn văn nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

(VNF) - Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 98,84%.

Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025

Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025

Nghị quyết về chủ trương đầu tư Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Nghị quyết về chủ trương đầu tư Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Báo cáo thẩm tra tờ trình về cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Báo cáo thẩm tra tờ trình về cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024

Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024

Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Đự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Đự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Cải chính thông tin trong bài: Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

Cải chính thông tin trong bài: Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo thị trường du lịch 2024

Báo cáo thị trường du lịch 2024

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

Báo cáo chỉ số PCI và PGI năm 2023

Báo cáo chỉ số PCI và PGI năm 2023

Bạn đã thực sự hiểu về đầu tư tài chính

Bạn đã thực sự hiểu về đầu tư tài chính

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025 của ADB

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025 của ADB

Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2024

Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2024

Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 4/2024 của World Bank

Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 4/2024 của World Bank

Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2024

Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2024

Báo cáo Phân tích tài sản toàn cầu năm 2024 hé lộ số người siêu giàu Việt Nam

Báo cáo Phân tích tài sản toàn cầu năm 2024 hé lộ số người siêu giàu Việt Nam

Báo cáo Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Báo cáo Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Năm nội dung cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Năm nội dung cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Thị trường bất động sản Đà Nẵng 2023 và triển vọng năm 2024

Thị trường bất động sản Đà Nẵng 2023 và triển vọng năm 2024

Nhận diện dòng vốn FDI qua các con số

Nhận diện dòng vốn FDI qua các con số

Kinh tế thế giới 2024: Nguy cơ suy giảm năm thứ ba liên tiếp

Kinh tế thế giới 2024: Nguy cơ suy giảm năm thứ ba liên tiếp

Top 10 tỉnh thành thu ngân sách cao nhất nước

Top 10 tỉnh thành thu ngân sách cao nhất nước