Tới 2030: Việt Nam cần 800.000 thiết bị sạc cho 1,4 triệu xe điện
(VNF) - Để đạt doanh số 1,463 triệu xe điện tại Việt Nam vào năm 2030 sẽ cần khoảng 800.000 thiết bị sạc điện.
- Năm 2025, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 37.000 ô tô điện 25/11/2024 08:45
Theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tuỳ vào kích thước của xe điện và loại sạc, các phân khúc xe điện khác nhau sẽ cần đến những loại thiết bị sạc khác nhau, bao gồm: Cấp 1 (AC) - 3kW; Cấp 2 (AC) – 7kW; Cấp 3 (DC) – 50kW; Cấp 4 (AC) – 150kW và 250kW. Trong đó, thiết bị sạc Cấp 1 được sử dụng bởi xe điện hai bánh cá nhân để sạc tại nhà. Thiết bị Cấp 2 và Cấp 3 có thể được sử dụng để sạc xe tải điện và xe ô tô điện. Thiết bị sạc nhanh DC Cấp 4 thường chỉ được sử dụng cho xe buýt điện.
Số lượng thiết bị sạc cần thiết để hỗ trợ mục tiêu sử dụng xe điện theo Lộ trình SPS (kịch bản theo chính sách đề ra) là 1,463 triệu chiếc vào năm 2030 sẽ cần khoảng 800.000 thiết bị sạc. Đến năm 2040 sẽ cần số lượng 2,7 triệu thiết bị và 6,3 triệu thiết bị sạc vào năm 2050.
Đến năm 2040 và 2050, nhu cầu về pin sẽ lần lượt đạt 4,8 triệu và 10,7 triệu đơn vị theo Lộ trình SPS để hỗ trợ mục tiêu về tỷ lệ thâm nhập 100% của xe điện trong hầu hết các phân khúc phương tiện đường bộ tại Việt Nam.
Về tổng dung lượng pin, nhu cầu dự kiến là khoảng 100 GWh vào năm 2030; 360 GWh vào năm 2040 và 1.170 GWh vào năm 2050.
Báo cáo cho biết theo Lộ trình ADS (kịch bản tăng tốc giảm phát thải cac-bon), phân khúc xe hai bánh sẽ nhanh chóng đạt được mức sử dụng xe điện mạnh mẽ trong ngắn hạn, từ nay đến năm 2030. Do đó, nhu cầu pin theo Lộ trình ADS vào năm 2030 là khoảng 4 triệu đơn vị, so với 2,1 triệu đơn vị theo Lộ trình SPS.
Trong khi đó, việc đầu tư thêm cho công suất điện lưới chỉ cần thiết trong giai đoạn 2045 - 2050. Trong giai đoạn 2024 – 2030, tổng nhu cầu đầu tư cho Lộ trình SPS và Lộ trình ADS lần lượt nằm trong khoảng 6 – 9 tỷ USD.
Còn theo Lộ trình SPS, trong giai đoạn 2031 – 2040, tổng cộng cần khoảng 59 tỷ USD vốn đầu tư để tăng sản lượng điện. Trong giai đoạn tiếp theo (2041 - 2050) sẽ cần thêm 200 tỷ USD cho mục đích tương tự.
Tiếp đó, theo Lộ trình ADS Việt Nam sẽ cần đầu tư tổng cộng 63 tỷ USD trong giai đoạn 2031 – 2040 để mở rộng nguồn cấp phát điện. Ngân hàng Thế giới cho rằng trong giai đoạn này, không cần đầu tư thêm hoạt động mở rộng mạng lưới ngoài việc thực hiện kịch bản Mức độ cao của Quy hoạch điện VIII (PDP8).
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 2041 – 2050, sẽ cần thêm 218 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó 9 tỷ USD dùng cho hoạt động mở rộng mạng lưới truyền tải và 209 tỷ USD dùng cho hoạt động mở rộng công suất cấp phát điện, vượt mức so với kịch bản Mức độ cao của PDP8.
VinFast sắp trình làng mẫu xe điện mới, nhỏ và rẻ hơn VF3
- Nhà nước hỗ trợ để người dân mua xe điện với chi phí rẻ hơn 13/08/2024 09:05
- 'Trạm sạc, yếu tố tiên quyết để chuyển đổi sang xe điện thành công' 08/07/2024 02:45
- Nhu cầu xe điện suy giảm, 3 ông lớn sản xuất pin Hàn Quốc 'kêu cứu' 09/07/2024 03:57
Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.