Tồn kho lớn, Phó thống đốc lo 'chữa bệnh thừa tiền' cho ngân hàng

Mai Anh - 07/09/2023 11:54 (GMT+7)

(VNF) - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa thì các ngân hàng thương mại đang tồn kho tiền.

VNF
Phó Thống đốc Đào Minh Tú

Đó là phát biểu đáng chú ý của Phó Thống đốc Đào Minh Tú tại cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì, diễn ra vào sáng nay (7/9).

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng: Chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Ông Tú ví von, hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.

Dù NHNN cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê); ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay". Đây là vấn đề rất khó!

NHNN cho hay, đến ngày 29/8, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).



Trong 3 năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống tăng thêm bình quân khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm. Thực tế doanh số cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế trong năm lớn hơn rất nhiều lần. Cụ thể, năm 2021 là 17,4 triệu tỷ đồng; năm 2022 là 19,7 triệu tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 gần 10,2 triệu tỷ đồng.

Theo NHNN, thời gian qua, trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn dâng tồn tại một số vấn đề đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tuy có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2022 nhưng vẫn trong xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng), lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế.

Vì vậy, NHNN khẳng định tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Theo các chuyên gia, sự sụt giảm của tăng trưởng cung tiền và vòng quay tiền tệ khiến cho thanh khoản của nền kinh tế suy kiệt dù ngân hàng thương mại dư thừa thanh khoản.

Tính đến 20/6/2023, theo Tổng cục Thống kê, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ tăng 2,53% so với cuối năm 2022, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19, thậm chí trong giai đoạn đỉnh điểm dịch Covid, cung tiền còn tăng trưởng lần lượt 3,48% và 4,59%

Chia sẻ mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, hiện tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (3%) ở mức thấp so với GDP theo giá hiện hành của Việt Nam (7%), trong khi vòng quay của tiền dưới 1. Điều này khiến cho thanh khoản của nền kinh tế suy kiệt dù ngân hàng thương mại dư thừa.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, đến ngày 30/6, cung tiền M2 mới chỉ tăng được 2,7%, thấp hơn so nhiều so với cùng kỳ các năm trước.

TS. Cấn Văn Lực cũng đặc biệt lưu ý là vòng quay tiền tệ. “Vòng quay tiền hiện nay của chúng ta 6 tháng đầu năm chỉ 0,67 lần, tức là tương đương vòng quay tiền thấp của cả năm 2022. So với thời kỳ tốt của chúng ta là trên 1, rõ ràng vòng quay tiền chậm, chúng ta cũng không lo câu chuyện lạm phát”.

Bên cạnh vòng quay tiền tệ, số nhân tiền tệ mở rộng cũng là một yếu tố cần được chú ý khi đánh giá khả năng tạo tiền của nền kinh tế. Trong trường hợp các ngân hàng khó cho vay, hệ số nhân tiền sẽ giảm xuống và khả năng tạo tiền sẽ bị thu hẹp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mỹ quyết 'triệt hạ' Huawei, Trung Quốc cáo buộc 'vi phạm cam kết'

Mỹ quyết 'triệt hạ' Huawei, Trung Quốc cáo buộc 'vi phạm cam kết'

(VNF) - Trung Quốc cáo buộc việc Mỹ thu hồi một số giấy phép xuất khẩu cho phép vận chuyển chip cao cấp của Mỹ cho Huawei là vi phạm cam kết “không cố gắng tách rời hai nền kinh tế”.

SHB giới thiệu giải pháp số cho doanh nghiệp tại sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng

SHB giới thiệu giải pháp số cho doanh nghiệp tại sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng

(VNF) - Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tham gia sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng và giới thiệu “Dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh SLINK” – một trong hai giải pháp số được vinh danh tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

MWG tái cơ cấu: Loại bỏ 'ước mơ' một thời của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài

MWG tái cơ cấu: Loại bỏ 'ước mơ' một thời của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài

(VNF) - Thế Giới Di Động quyết định giải thể Logistics Toàn Tín – đơn vị cung cấp dịch vụ kho vận cho hệ sinh thái và 4KFarm – “ước mơ” nông sản sạch một thời của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài.

Bất động sản Trung Quốc gặp khó: Cơ hội cho Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam

Bất động sản Trung Quốc gặp khó: Cơ hội cho Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam

(VNF) - Chỉ vài năm trước, thị trường bất động sản thương mại châu Á chủ yếu được thúc đẩy bởi Hong Kong và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi ngành bất động sản Trung Quốc trở nên kém tích cực, những cơ hội mới đang đến với các quốc gia châu Á khác.

'Đo' năng lực Công ty Phúc Hưng: Liên tục trúng thầu chục tỷ, lãi nhỏ vài chục triệu

'Đo' năng lực Công ty Phúc Hưng: Liên tục trúng thầu chục tỷ, lãi nhỏ vài chục triệu

(VNF) - Công ty Phúc Hưng thời gian gần đây đã trúng nhiều gói thầu tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên lên tới hàng chục tỷ đồng.

Giá xăng giảm sâu nhất từ đầu năm, hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng giảm sâu nhất từ đầu năm, hơn 1.000 đồng/lít

(VNF) - Trong kỳ điều hành chiều nay (9/5), giá xăng trong nước được dự báo có thể giảm mạnh tới hơn 1.000 đồng/lít.

Trung Quốc tích cực mua hàng Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,4% trong tháng 4

Trung Quốc tích cực mua hàng Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,4% trong tháng 4

(VNF) - Cơ quan hải quan Trung Quốc ngày 9/5 công bố dữ liệu cho thấy nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã tăng trong tháng trước, mặc dù xuất khẩu sang cả ba nước này đều giảm.

Xác minh giá trị thực mua bán BĐS: Nhiều cách 'lách' luật, Bộ Tài chính kêu khó

Xác minh giá trị thực mua bán BĐS: Nhiều cách 'lách' luật, Bộ Tài chính kêu khó

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, rất khó để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản đặc biệt là cơ quan thuế hiện nay chưa có chức năng điều tra.

Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

(VNF) - Theo kiến nghị của một số bộ ngành, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi về thuế, đơn cử như cắt, giảm thuế thu nhập cá nhân để thu hút thêm nhân lực chất lượng cao. Tuy vậy, theo TS Ngô Công Thành, ưu đãi về thuế chỉ là “một phần của chính sách thu hút nhân tài”.

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Sáng thứ Sáu ngày 10/5, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ tổ chức tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số tại văn phòng tòa soạn: tầng 2, tòa nhà N02-T3, khu đô thị Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.