Thừa tiền không giảm lãi suất, ngân hàng 'siết' người vay mua nhà 14%/năm

Mai Anh - 30/07/2023 08:46 (GMT+7)

(VNF) - Lãi suất cho vay mua nhà vẫn neo ở mức cao khiến nhiều người không ai dám vay tiền ngân hàng mua nhà. Một tin vui với những người vay tiền mua nhà là từ 1/9 tới, người mua nhà được phép vay ngân hàng này đáo hạn ngân hàng khác. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF

Lãi suất cho vay mua nhà vẫn neo ở mức cao, tới 14%

Lãi suất cho vay mua nhà hiện vẫn neo ở mức cao, tới 11-14%/năm khiến khách vay hiện hữu đuối sức, còn người có nhu cầu vay mới phải "chùn chân". Trong khi đó, dù được vay ưu đãi mua nhà ở xã hội với lãi suất 8,2%/năm nhưng nhiều gia đình có thu nhập thấp không dám liều vay.

Với mức lãi suất cho vay còn cao như hiện nay, câu chuyện đi vay mua nhà thật sự đang vượt quá khả năng tài chính của những người có nhu cầu mua nhà ở thực.

Theo các chuyên gia, lãi suất vay mua nhà cần hạ xuống dưới 10%/năm thì mới có thể kích tăng sức cầu tiêu dùng bất động sản.

>> Xem thêm: Lãi suất lên đến 14%: Không ai dám vay tiền ngân hàng mua nhà

Cho phép người mua nhà vay ngân hàng này đáo hạn ngân hàng khác

Từ 1/9 tới, việc cho vay để trả trước hạn khoản vay cũ tại ngân hàng khác không còn bị giới hạn trong phạm vi phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn áp dụng với cả người vay phục vụ đời sống (trong đó có vay mua nhà, mua xe).

Đó là nội dung đáng chú ý trong Thông tư 06 do Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay, với nhiều điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn. 

Với quy định mới, khách hàng có thể chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác (có lãi suất thấp, nhiều ưu đãi) một cách dễ dàng và có lợi hơn. Khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận khoản vay mới với mức chi phí thấp hơn, được tiếp cận và sử dụng thêm các dịch vụ mới.

>> Xem thêm: Gánh nợ lãi suất cao: Cho phép người mua nhà vay ngân hàng này đáo hạn ngân hàng khác

Mỹ tăng lãi suất cao nhất 22 năm, tác động thế nào đến tỷ giá, lãi suất của Việt Nam?

Fed đã tăng lãi suất lần thứ 11, lên mức cao nhất trong 22 năm. Thị trường lãi suất, tỷ giá của Việt Nam được dự đoán sẽ có ảnh hưởng nhất định. Những tháng cuối năm, tỷ giá sẽ ổn định còn lãi suất đang trong xu hướng giảm dần.

Các chuyên gia dự báo, với diễn biến lãi suất điều hành của Fed và các ngân hàng trung ương trên thế giới, cộng với tình hình kinh tế và lạm phát hiện nay, NHNN có thể sẽ giảm thêm một đợt lãi suất điều hành vào cuối năm nay.

Lãnh đạo NHNN cho hay, thời gian tới, cơ quan này sẽ giảm thêm lãi suất điều hành nếu có điều kiện. Nếu không giảm lãi suất điều hành, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí để giảm thêm lãi suất cho vay.

>> Xem thêm: Mỹ tăng lãi suất cao nhất 22 năm: Việt Nam đảo chiều tỷ giá, lãi suất?

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại

Để thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong hoạt động cấp tín dụng, rà soát lại toàn bộ các thủ tục, điều kiện cấp tín dụng và có các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, kịp thời, thực chất, hiệu quả để tăng nhanh khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thành trong tháng 7/2023.

>> Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng sa thải hàng nghìn nhân sự: Người mất việc, người lại được tăng lương

Đến ngày 26/7, nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hầu hết ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ quý II/2022.

Bên cạnh kết quả kinh doanh không mấy tích cực, biến động lớn về quy mô nhân sự và vấn đề lương, thưởng của nhân viên ngân hàng cũng gây chú ý.

Nhiều nhà băng sụt giảm nhân sự mạnh, có nơi cắt giảm tới hàng nghìn người. Điều đáng nói, dù cắt giảm nhiều nhân sự nhưng tổng quỹ lương, phụ cấp cho nhân viên tại nhiều nhà băng vẫn tăng cao.

  >> Xem thêm: Ngân hàng sa thải hàng nghìn nhân sự: Người mất việc, người lại được tăng lương

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: ‘Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó như hiện nay’

Tại Hội thảo "Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp", các chuyên gia đã đề xuất nên nới điều kiện tín dụng để nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Về đề xuất này, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, nếu như mở điều kiện thì tín dụng có thể tăng ồ ạt sẽ để lại sự mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng ngay trong ngắn hạn; câu chuyện nợ xấu và sự suy giảm sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng; chưa kể đến lãi suất và cung tiền, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ...

“Chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ khó như hiện nay. Bởi lẽ, điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở cửa không thể tránh những tác động từ chính sách tài chính, tiền tệ nói chung và từ các quốc gia khác. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam cũng rất khó khăn sau 2 năm đại dịch, sức chống chịu của doanh nghiệp đã bị bào mòn", Phó thống đốc nói.

>> Xem thêm: Phó Thống đốc Đào Minh Tú: ‘Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó như hiện nay’

Ngân hàng đồng loạt mua lại trái phiếu trước hạn
 
Từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã và đang đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Việc mua lại trái phiếu trước hạn chứng tỏ các ngân hàng đang dư thừa tiền, đồng thời cũng để phục vụ mục đích kinh doanh, phát triển của ngân hàng.

Một lý do nữa là việc mua lại trái phiếu cũng giúp giảm tỷ trọng danh mục trái phiếu so với vốn điều lệ các nhà băng.

Hơn nữa, việc mua lại trái phiếu trước hạn cũng giúp các ngân hàng cơ cấu lại kỳ hạn trái phiếu và cơ cấu lại lãi suất. Không loại trừ việc ngân hàng mua lại trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm để lấy dư địa phát hành trái phiếu mới kỳ hạn trên 5 năm (đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2)

>> Xem thêm: Dư nguồn tiền, ngân hàng đồng loạt mua lại trái phiếu trước hạn

Tiền rẻ, lo vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro

Rất nhiều nỗ lực đang được đưa ra để kích thích dòng tín dụng chảy ra nền kinh tế, nhưng những lĩnh vực đói vốn và có khả năng hấp thụ nhất hiện nay lại là các lĩnh vực rủi ro.

Thống kê của FiinGroup cho thấy, quý II/2023, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng giảm gần 42%. Theo FiinGroup, vấn đề của doanh nghiệp hiện nay không còn là đòn bẩy tài chính cao, mà nằm ở việc hấp thụ vốn. Do đó, thay vì “đẩy” tín dụng mới chảy ra nền kinh tế, các chính sách nên tập trung vào hỗ trợ lãi suất, giãn hoãn nợ.

Dù chính sách tiền tệ đang chuyển sang linh hoạt, nới lỏng hơn, song theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), trong bối cảnh cả 3 động lực tăng trưởng kinh tế đều khó khăn như hiện nay, dựa vào tín dụng để thúc đẩy kinh tế không phải là con đường an toàn nhất.

>> Xem thêm: Tiền rẻ, lo vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.