Mỹ quyết 'triệt hạ' Huawei, Trung Quốc cáo buộc 'vi phạm cam kết'
(VNF) - Trung Quốc cáo buộc việc Mỹ thu hồi một số giấy phép xuất khẩu cho phép vận chuyển chip cao cấp của Mỹ cho Huawei là vi phạm cam kết “không cố gắng tách rời hai nền kinh tế”.
Mỹ thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho Huawei
Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã ra chỉ thị thu hồi một số giấy phép xuất khẩu nhất định liên quan đến việc vận chuyển chất bán dẫn của Mỹ cho Huawei. Hạn chế mới nhất này ảnh hưởng đến việc cung cấp chip cho máy tính xách tay và điện thoại di động của Huawei.
Lệnh cấm chip mới của Mỹ được đưa ra sau khi Huawei vào ngày 11/4 trình làng chiếc máy tính xách tay hỗ trợ trí tuệ nhân tạo đầu tiên có tên MateBook X Pro, được trang bị bộ vi xử lý Core Ultra 9 mới của Intel.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã để điều này xảy ra và kêu gọi thu hồi toàn bộ giấy phép xuất khẩu lô hàng chip cho Huawei.
Intel cho biết trong một hồ sơ giao dịch chứng khoán ngày 8/5 rằng doanh số bán hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lệnh cấm của Bộ Thương mại.
Cùng ngày, đại diện của Qualcomm cho biết một trong những giấy phép xuất khẩu của họ cho Huawei đã bị thu hồi.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 8/5, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Các hành động của Mỹ đã vi phạm đáng kể cam kết “không tìm cách tách rời nền kinh tế khỏi Trung Quốc và không cản trở sự phát triển của Trung Quốc”.
“Các hạn chế của Mỹ đối với việc xuất khẩu các sản phẩm chip tiêu dùng thuần túy sang Trung Quốc và việc thực hiện cắt nguồn cung đối với một công ty Trung Quốc cụ thể là một trường hợp rõ ràng về sự ép buộc kinh tế”, vị quan chức Trung Quốc nhấn mạnh.
“Cách tiếp cận này không chỉ trái với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của các công ty Mỹ”, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ.
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã liên tục nhắc nhở Washington giữ vững lời hứa “không tìm cách tách rời khỏi Trung Quốc và không cản trở sự phát triển của Trung Quốc”.
Nhưng Bộ Thương mại Mỹ vào cuối tháng 3 đã sửa đổi các quy tắc xuất khẩu chip của mình để khiến Trung Quốc khó có được chip trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị sản xuất chip của Mỹ.
Vào ngày 2/4, ông Tập nói với Biden trong một cuộc điện thoại rằng mối quan hệ Trung-Mỹ đang bắt đầu ổn định nhưng một số yếu tố tiêu cực cũng đang gia tăng. Ông cho rằng điều này đòi hỏi sự quan tâm từ cả hai phía.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 7/2023, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố: “Mỹ tìm cách đa dạng hóa chứ không phải tách rời. Việc tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu và điều đó hầu như không thể thực hiện được".
Đáp lại, Bộ Tài chính Trung Quốc bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ có "những hành động cụ thể" để tạo ra một môi trường thuận lợi cho quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Sự hồi sinh của Huawei
Trở lại năm 2019, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Huawei vào danh sách hạn chế thương mại vì vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã bị cấm sử dụng hệ điều hành Android của Google và chip 5G của Qualcomm nhưng vẫn có thể có được bộ xử lý 4G của Qualcomm.
Vào tháng 11/2020, Huawei đã tách thương hiệu điện thoại thông minh Honor của mình để cho phép đơn vị này tiếp tục nhận được chip cao cấp của Mỹ.
Sau khi Huawei ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 sử dụng bộ vi xử lý Kiri 9000s do hãng tự phát triển vào tháng 8 năm ngoái, một nhóm gồm 10 nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại từ chối tất cả các mặt hàng xuất khẩu cho Huawei, Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) và các đơn vị của họ bao gồm Honor.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết vào tháng 10 năm ngoái rằng các báo cáo về bước đột phá về chip của Huawei là “cực kỳ đáng lo ngại”. Bà cho biết bộ phận của bà sẽ bổ sung các công cụ mới và tăng cường nguồn lực để thực thi chế độ kiểm soát xuất khẩu đối với Huawei.
Trong khi đó, Canalys, hãng phân tích thị trường công nghệ có trụ sở tại Singapore, cho biết trong báo cáo nghiên cứu ngày 26/4 rằng Huawei đã lấy lại vị thế nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 tại Trung Quốc đại lục trong quý I năm nay sau 13 quý hoạt yếu kém.
Hãng này cho biết lô hàng điện thoại thông minh của Huawei tại Trung Quốc đã tăng 70% lên 11,7 triệu chiếc trong ba tháng đầu năm 2024 so với một năm trước. Thị phần của công ty đạt 17%, tiếp theo là OPPO (16%), Honor (16%), Vivo (15%) và Apple (15%) trong quý đầu tiên.
Nhà phân tích cấp cao Toby Zhu của Canalys cho biết: “Tình trạng thiếu hụt nguồn cung và sản xuất dòng Mate 60 đã được cải thiện trong quý đầu tiên, khiến nó trở thành động lực chính cho tăng trưởng chung của Huawei”.
“Ngoài dòng sản phẩm cao cấp, Huawei đã phát hành dòng Nova 12 vào tháng 12 với hệ điều hành HarmonyOS 4.0, mở rộng chipset Cortex cho nhiều dòng sản phẩm hơn và tăng hiệu suất thành công ở phân khúc giá tầm trung”, ông Zhu nhấn mạnh thêm.
Cũng theo ông Zhu, với việc tiếp tục mở rộng hệ sinh thái, Harmony của Huawei đang nổi lên như hệ điều hành thứ ba dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, phá vỡ cuộc đua song mã Android và iOS ở Trung Quốc đại lục.
Vào ngày 18/4, HiSilicon của Huawei đã ra mắt Kirin 9010, chipset 12 lõi, được sản xuất bởi SMIC có trụ sở tại Thượng Hải bằng công nghệ xử lý 7 nanomet. Các nhà phân tích công nghệ cho biết, Cortex 9010 được sản xuất bằng quy trình N+2, được sử dụng trong quá trình sản xuất bộ vi xử lý ARM 9000.
Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?
- Đánh bại Apple tại Trung Quốc, lợi nhuận Huawei tăng 564% 01/05/2024 09:00
- Huawei ‘hồi sinh’, doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm mạnh 24/04/2024 08:58
- Quan chức Mỹ 'chê' chip Huawei đi sau công nghệ Mỹ nhiều năm 22/04/2024 04:14
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.