Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng công ty 3/2) tiền thân là xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3/2 Sông Bé, được thành lập theo vào năm 1982.
Đến năm 2000, công ty đổi tên thành Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương, là doanh nghiệp nhà nước, chịu sự chỉ đạo và quản lý mọi mặt của UBND tỉnh Bình Dương với vốn kinh doanh là 58,7 tỷ đồng.
Năm 2010, Tinh ủy Bình Dương giao UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp tỉnh phối hợp với văn phòng tỉnh ủy và các doanh nghiệp Đảng tiến hành làm thủ tục để chuyển Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương thành tổng công ty theo mô hình công ty me - công ty con.
Theo quyết định năm 2006 của UBND tỉnh Bình Dương, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là công ty nhà nước có vốn điều lệ 548,6 tỷ đồng.
Theo quyết định năm 2010 của UBND tỉnh Bình Dương, công ty chuyển thành Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV, là công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Tinh ủy Bình Dương là chủ sở hữu) với số vốn điều lệ là 621 tỷ đồng.
Ngày 12/8/2010, Tỉnh uỷ Bình Dương bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc giữ chức vụ chủ tịch HĐTV kiếm tổng giám đốc; Trần Văn Quen, phó chủ tịch HĐQT, phó tổng giám đốc giữ chức vụ thành viên HĐTV; Trần Nguyên Vũ, thành viên HĐQT, giám đốc tài chính là thành viên HĐTV; Huỳnh Công Phát, trưởng phòng hành chính và Huỳnh Thanh Hải, trưởng ban xây dựng cơ bản là thành viên HĐTV.
Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Bình Dương, ngày 22/2/2011, Tỉnh ủy Bình Dương đã thống nhất chủ trương giao chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo đúng pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng như các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh...
Ngày 8/2/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, theo đó với các doanh nghiệp của Đảng có thể vận dụng cơ chế, chính sách của nhà nước để thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành.
Năm 2015, sau khi tăng vốn điều lệ thành 1.350 tỷ đồng, Tổng công ty 3/2 tiến hành cổ phần hóa theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở phương án sử dụng đất, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp là hơn 4.346 tỷ đồng (trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 1.773 tỷ đồng) được Tinh ủy, UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
Do khoản lợi nhuận sau thuế còn tồn tại Tổng công ty 3/2 chưa được nộp về tỉnh ủy theo quy định, tỉnh ủy đã đồng ý tăng thêm phần vốn nhà nước 1.226 tỷ đồng cho đủ số vốn 3.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty 3/2, ngày 26/3/2018, Tổng công ty 3/2 tổ chức bán đấu giá cổ phần thu được 1.968 tỷ đồng.
Ngày 1/11/2018, Tổng công ty 3/2 chính thức chuyển thành công ty cổ phần với cơ cấu cổ đông gồm: nhà nước nắm giữ 60,97% vốn điều lệ; cổ đông chiến lược nắm giữ 29% (Công ty Cổ phần Sam holding 8%, Công ty TNHH Phát Triền 15%, Công ty Cổ phần U&I 6%); công nhân viên và cổ đông mua qua đấu giá nắm giữ 10,02%. Người đại diện theo pháp luật là Trần Nguyên Vũ, kiêm tổng giám đốc.
Ngày 18/10/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đồng ý chuyển giao 60,97% phần vốn của Tỉnh ủy Bình Dương tại Tổng Công ty 3/2 cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương (Impco) quản lý và cử ông Huỳnh Thanh Hải làm chủ tịch HĐTV, kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương, đại diện phần vốn của Đảng tại Tổng Công ty 3/2 sau khi cổ phần hóa.
Theo kết luận điều tra, khi tính tiền sử dụng đất đối với khu đất 43ha giao cho Tổng công ty 3/2 theo quyết định số của UBND tỉnh Bình Định, Cục thuế đã có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh chấp thuận giá đất khu dịch vụ tại khu liên hợp là 51.914 đồng/m2 (giá đất năm 2006) để tính thu tiền sử dụng đất đối với Tổng công ty 3/2, trái quy định pháp luật.
Cục thuế cũng đã áp giá đất bình quân 51.914 đồng/m2 để tính tiền sử dụng đất đối với khu đất 43ha giao cho Tổng công ty 3/2, gây thất thu ngân sách nhà nước số tiền 106 tỷ đồng.
Tiếp đó, khi tính tiền sử dụng đất đối với khu đất 145ha giao cho Tổng công ty 3/2, Cục thuế tiếp tục áp giá đất bình quân 51.914 đồng/m2 để tỉnh tiền sử dụng đất đối với khu đất 145ha giao cho Tổng công ty 3/2, gây thất thu ngân sách nhà nước số tiền 654 tỷ đồng.
Tổng cộng, hành vi áp giá đất bình quân 51.914 đồng/m2 để tính tiền sử dụng đất đối với khu đất 43ha và 145ha giao cho Tổng công ty 3/2 gây thất thoát nhà nước số tiền 761 tỷ đồng.
Cũng theo kết luận điều tra, ngày 8/12/2016, Tổng công ty 3/2 ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú với giá 250 tỷ đồng (theo thỏa thuận với Công ty Âu Lạc vào năm 2010), không định giá để xác định giá trị khu đất tại thời điểm chuyển nhượng, trái với chủ trương của Tỉnh ủy Bình Dương và trái với quy định của pháp luật.
Mặc dù biết Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty Tân Phú nhưmg Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương vẫn quyết định cho Tổng công ty 3/2 tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, qua đó toàn bộ dự án khu dân cư - thương mại – dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43ha được chuyển dịch sang Công ty Âu Lạc (công ty tư nhân), thoát ly hoàn toàn khỏi sở hữu của nhà nước.
Hành vi chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú với giá 250 tỷ đồng, trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước khoản tiền chênh lệch giá tại thời điểm chuyển nhượng là 302,8 tỷ đồng.
Sau khi đã góp vốn vào Công ty Tân Thành số tiền 144 tỷ đồng, chiếm 30% vốn góp và được Công ty Tân Thành thanh toán phần giá trị còn lại của khu đất 145ha với tổng số tiền 303 tỷ đồng, ngày 9/6/2017, Tổng công ty 3/2 ký hợp đồng đưa khu đất 145ha vào góp vốn tại Công ty Tân Thành với trị giá 139 tỷ đồng để nắm giữ 30% cổ phần tại Công ty Tân Thành, không định giá để xác định giá trị khu đất tại thời điểm góp vốn, trái với chủ trương của Tỉnh ủy Bình Dương và trái với quy định của pháp luật.
Do Tổng công ty 3/2 vẫn nắm giữ 30% vốn góp tại Công ty Tân Thành nên hành vi sử dụng khu đất 145ha góp vốn vào Công ty Tân Thành với trị giá 139 tỷ đồng gây thiệt hại cho nhà nước khoản tiền chênh lệch giá tại thời điểm góp vốn là 1.160 tỷ đồng.
Xem thêm >>> Vụ 43ha 'đất vàng' ở Bình Dương: Cựu bí thư Trần Văn Nam gây thất thoát gần 1.064 tỷ đồng thế nào?
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.