Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Như VietnamFinance đã đưa tin, ngày 8/4 vừa qua, một vụ lừa đảo bằng tiền ảo liên quan đến 32 nghìn người với quy mô theo tố cáo lên đến 15 nghìn tỷ đồng đã gây rúng động dư luận.
Thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng vẫn là "hút con mồi" bằng lãi suất cao.
Các nạn nhân đã có đơn cầu cứu gửi đến cơ quan chức năng. Cụ thể, đối tượng bị tố giác lừa đảo là Công ty Cổ phần Modern Tech có địa chỉ tại lầu 9, tòa nhà Vietcomreal, đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM, đại diện pháp luật là ông Hồ Xuân Văn, chức vụ Giám đốc.
Modern Tech đã phát hành ra đồng tiền số Ifan để huy động vốn. Theo người dân, Ifan cam kết khi tham gia quỹ tiền ảo, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống khách hàng sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia.
Đây không phải là một chiêu thức mới nhưng vẫn khiến hàng chục ngàn người "sập bẫy".
Trước đó, vào tháng 11/2017, Tổng cục Cảnh sát đã đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo khi giao dịch tiền ảo tại Việt Nam.
Tổng cục Cảnh sát cho biết đã phát hiện một số sàn tài chính sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin, hoạt động theo mô hình đa cấp biến tướng, lấy tiền người sau trả cho người trước, với chiêu trò lãi suất lên tới 30%-80%/năm.
Cơ quan công an xác định tất cả hệ thống máy chủ có thể cung cấp mã điện tử nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, vì thế chỉ xử lý những người xác định được tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc vi phạm quy định sử dụng mạng máy tính.
Trung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng thì không được phép sử dụng Bitcoin hay các loại tiền ảo khác như tiền tệ.
Tại Việt Nam, chỉ trong vòng hơn 3 tháng, từ cuối tháng 11/2017 đến nay, đã có ít nhất 4 vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo bị phát hiện. Quy mô các vụ lừa đảo từ vài tỷ cho đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Cuối tháng 11/2017, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai đã triệt phá đường dây huy động vốn công nghệ cao với số tiền chiếm đoạt lên đến 140 tỉ đồng, đồng thời bắt giữ đối tượng cầm đầu Nguyễn Minh Phương (39 tuổi; trú tại thành phố Biên Hòa) cùng 2 đồng phạm.
Theo tài liệu điều tra, Phương cùng 2 đồng phạm đã góp vốn thành lập Công ty Cổ Phần Phương Thái An rồi thuê người lập trang web để huy động vốn, kêu gọi rất nhiều người đầu tư tiền vào hệ thống.
Mỗi người tham gia phải đóng hơn 10 triệu đồng để được nhận 1 mã ID (mã tiền ảo). Nhóm Phương Thái An giới thiệu cho người tham gia mô hình thu lợi "khủng" trong thời gian ngắn. Với 1 mã ID, cứ 5 ngày sẽ được tiền lãi 2,2 triệu đồng nên nhiều người đã lao vào đầu tư.
Nhóm Phương Thái An đã lấy tiền của người trước trả cho người sau, phần còn lại chia nhau, ước tính 140 tỉ đồng. Đến khi bị triệt phá, hệ thống đa cấp của nhóm này đã thu được 21.405 mã khách hàng.
Cùng thời điểm nói trên, Công an tỉnh Gia Lai cũng triệt phá một vụ lừa đảo tiền ảo Bitcoin. Theo Công an tỉnh Gia Lai, chỉ trong thời gian ngắn, địa bàn tỉnh này có khoảng 1.900 ID, tức 1.900 Bitcoin tham gia mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp ngân hàng cộng đồng Bitcoin. Các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt trên 22 tỉ đồng của người dân trong vùng.
Ngày 27/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt giữ 3 đối tượng, gồm: Thân Thị Toan (50 tuổi, trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang); Nguyễn Tuấn Giảng (63 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Thi (54 tuổi, trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan An ninh điều tra làm rõ 3 đối tượng trên đã cấu kết với một số đối tượng khác lập website liên quan đến hoạt động tiền ảo Bitcoin, sau đó tự quảng cáo đây là hình thức đầu tư có lợi nhuận cao để mời chào người dân tham gia. Khi tham gia, người dân sẽ đóng tiền mua các mã AOC (mã tiền ảo).
Nhóm đối tượng nêu trên đã lôi kéo người dân đóng tiền mua các mã AOC với hình thức như đa cấp. Cụ thể, vận động được người khác cùng mua mã AOC thì được hưởng từ 10-15% tiền hoa hồng trên tổng số tiền mà người khách đến sau tham gia, nếu tiếp tục tham gia dài hạn thì số tiền gốc tăng lên gâp đôi.
Cơ quan An ninh điều tra xác định các đối tượng trên đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hàng chục tỉ đồng của nhiều người dân Bắc Giang và các tỉnh, thành phố khác.
Đến ngày 20/1/2018, Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo đang tạm giữ Trịnh Ngọc Thắng (28 tuổi, ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) để làm rõ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, từ tháng 2/2017, Thắng đã câu kết cùng một số người ở Hà Nội, Thanh Hóa đứng ra lập một trang web có địa Aigbtboss....
Tại trang web này, Thắng cùng đồng bọn kêu gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn để được hưởng lãi suất cao dưới hình thức đầu tư đồng tiền Bitcoin và các dự án bất động sản.
Để thu hút người tham gia, nhóm này liên tục tổ chức các sự kiện, các buổi hội thảo và đưa ra nhiều gói đầu tư có giá trị từ 500 đến 5.000 USD, gói đầu tư càng cao thì lợi nhuận càng hấp dẫn (có thể lên đến 50%). Chúng còn trích 10% hoa hồng cho những ai giới thiệu được thành viên mới (theo hình thức đa cấp).
Với thủ đoạn trên, từ tháng 2/2017 đến khi bị bắt (19/1/2018), Thắng cùng đồng bọn đã lừa đảo hàng chục người dân trên địa bàn TP Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An… với số tiền lên đến hơn 2 tỷ đồng.
Ngoài những vụ việc đã bị phát hiện và đưa ra ánh sáng, hiện chưa có con số thống kê chính thức nào về số sàn giao dịch tiền ảo và lượng người chơi tiền ảo tại Việt Nam.
Tổng cục Cảnh sát đã đưa ra khuyến cáo đối với người dân về việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ về các loại tội phạm như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.