Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại buổi họp báo về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hoá của ngành Hải quan tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan hải quan đã nhận được danh sách 25 doanh nghiệp do báo chí phản ánh và 26 doanh nghiệp do Bộ Công an chuyển sang, là các doanh nghiệp cung cấp đầu vào bán hàng, linh kiện cho Asanzo sản xuất.
Cơ quan Hải quan đã tiến hành xác minh, phát hiện 2 danh sách trên có sự trùng tên các doanh nghiệp, sau sàng lọc còn lại 31 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp đã không còn hoạt động và bị khởi tố. Đến nay, Cục Kiểm tra sau thông quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp còn lại.
Cụ thể, Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp kiểm tra tại 13 doanh nghiệp, và giao 14 đơn vị cho Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra, tiếp tục làm rõ. Về danh sách 56 doanh nghiệp đầu ra, là đơn vị tiêu thụ hàng cho Asanzo, qua công tác kiểm tra, xác minh chỉ còn 16 doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại đã ngừng hoạt động.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, đến nay dù một số công ty đã có kết quả sơ bộ, tuy nhiên công tác xác minh, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho Asanzo vẫn đang tiếp tục, hiện chưa có kết luận cuối cùng.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan chia sẻ thêm về vụ việc công ty Asanzo, hiện tại cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp này và các doanh nghiệp liên quan nhập các linh kiện về bán lại cho Asanzo. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng.
Ông Tuấn cũng cho rằng, hiện cơ sở xác định doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện nhập khẩu sau đó lắp ráp bán tại thị trường Việt Nam có đáp ứng tiêu chí xuất xứ với hàng Việt Nam hay không là không có.
Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên chiếc bếp từ, nồi cơm điện, bàn là từ Trung Quốc, sau đó ghi nhãn mác "Made in Vietnam", ông Tuấn khẳng định, trường hợp này doanh nghiệp ghi "Made in Vietnam" là hoàn toàn sai.
Đáng lo ngại, các doanh nghiệp còn lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để nhập khẩu các mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên thương hiệu để tiêu thụ nội địa; nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Theo ông Âu Anh Tuấn, trước diễn biến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước ngoài trung chuyển qua Việt Nam gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu hoặc tiêu thụ tại thị trường nội địa gây thiệt hại cho người tiêu dùng, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải xây dựng văn bản chỉ đạo chung cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan trong Tổng cục nhằm tăng cường chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, ghi nhãn hàng hóa.
Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm, sự phối hợp của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan trong việc thu thập, phân tích thông tin, xác định mặt hàng, doanh nghiệp có rủi ro cao nghi vấn gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp; trách nhiệm của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngành Hải quan sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng trên nhãn hàng hóa thể hiện “Made in Vietnam” tại công văn số 3083/TCHQ-GSQL ngày 20/5/2019; tăng cường kiểm tra hoạt động tạm nhập, tái xuất tại công văn số 4307/TCHQ-GSQL ngày 28/6/2019. Đồng thời xem xét chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với nhóm mặt hàng này để kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.