TP. HCM đối mặt với nhiều khó khăn khi khôi phục hoạt động
Trần Lê -
22/09/2021 09:00 (GMT+7)
(VNF) - Cơ sở giáo dục ngoài công lập không còn khả năng chi trả, hàng ngàn trường học trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, chợ đóng cửa thương nhân tản mác… TP. HCM cần nguồn kinh phí khá lớn để khôi phục hoạt động.
TP. HCM có 1.253 cơ sở giáo dục đang được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, cơ sở y tế (ảnh minh họa)
TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục lớn trên cả nước. Nhưng nhiều hoạt động đang bị tổn thương do ảnh hưởng từ Covid- 19 và giai đoạn giãn cách dài thời gian qua.
Thông tin ghi nhận từ cuộc họp của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM giám sát trực tuyến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch Covid- 19 vào ngày 21/9.
Theo đó, trong khi các cơ sở giáo dục công lập gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhà giáo, người lao động hợp đồng (các chức danh giáo viên, bảo vệ, phục vụ, bảo mẫu, nhân viên nấu ăn); thì các cơ sở giáo dục ngoài công lập phần lớn thuê mặt bằng để hoạt động nên đang đứng trước nguy cơ không có khả năng chi trả các khoản tiền thuê mặt bằng, điện, nước tại cơ sở; còn nhiều quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục ngoài công lập do không tham gia bảo hiểm xã hội nên chưa đủ điều kiện để nhận được hỗ trợ.
Riêng cơ sở vật chất, hiện nay có 1.253 cơ sở giáo dục đang trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, cơ sở y tế. TP. HCM cần dự phòng kinh phí để sau khi không sử dụng làm cơ sở y tế thì sửa chữa các cơ sở để mở cửa trường học trở lại.
Trong lĩnh vực văn hóa - thể thao, có khoảng 2.500 cơ sở cần được hỗ trợ, và theo cơ quan quản lý cấp Sở, cần có giải pháp miễn giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – thể thao chịu tác động của dịch Covid-19.
Đối với ngành công thương, do ảnh hưởng của dịch bệnh, có 3 chợ đầu mối, cùng với 202 trong tổng số 234 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động. Việc khôi phục lại hoạt động các chợ cũng không thể nhanh chóng khi nhiều vùng quận, huyện vẫn chưa "xanh".
Đến nay, tổng số tiền được phê duyệt để hỗ trợ cho thương nhân tại chợ truyền thống là gần 26 tỷ đồng và đã giải ngân được gần 17 tỷ đồng. Sở Công thương nhận thấy việc triển khai chính sách hỗ trợ cho các thương nhân kinh doanh tại chợ có một số khó khăn.
Cụ thể, việc chi hỗ trợ đa số thực hiện bằng hình thức chi trực tiếp; tuy nhiên, các địa phương đang giãn cách xã hội, giảm mật độ lưu thông trên đường, các thương nhân cư trú tại các địa phương khác nhau nên đi lại hạn chế, ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ. Một số địa phương (quận 1, 5, 11, Bình Thạnh) đã chuyển giao kinh phí hỗ trợ về đơn vị quản lý chợ nhưng chưa liên hệ thương nhân để thực hiện chi trả.
Như vậy, khi thương nhân đuối sức trong kinh doanh, lại tản mác, thì việc khôi phục hoạt động thương mại vốn là thế mạnh của các chợ truyền thống không thể nhanh chóng và dễ dàng.
Về phía lực lượng lao động, TP. HCM bình quân có hơn 4,7 triệu lao động đang làm việc và hơn 280.000 doanh nghiệp cùng hơn 460.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Tính đến ngày 12/9, đã có 20.996 doanh nghiệp đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc (hơn 400.000 người lao động). Các doanh nghiệp đang đề nghị Bảo hiểm xã hội xác nhận để vay vốn trả lương cho 22.909 người lao động.
Doanh nghiệp đuối sức, người lao động cũng bỏ về quê số lượng không nhỏ. Do vậy, để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công. Việc tuyển bổ sung, hay tuyển mới cũng phải tốn 1 khoảng thời gian và chi phí đáng kể.
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.
(VNF) - Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Việt Nam – UAE mang đến những cơ hội kết nối, hợp tác chiến lược và mở ra nhiều triển vọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
(VNF) - Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, chúng ta phải dựa vào kinh tế tư nhân, hay còn gọi là kinh tế nhân dân”,
(VNF) - Theo kế hoạch, trước ngày 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.
(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.
(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.
(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.
(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.