TP. HCM muốn thí điểm hàng loạt chính sách đất đai

Nam Phương - 20/10/2022 09:34 (GMT+7)

(VNF) - Vừa qua, TP. HCM đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường về một số nội dung liên quan đến vấn đề chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

VNF
TP. HCM cần hỗ trợ nhiều chính sách để tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi báo cáo một số nội dung đề xuất thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM và những kiến nghị nhằm giải quyết vướng mắc trong lĩnh vực đất đai tại thành phố.

Cụ thể như: thí điểm xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của TP; thí điểm áp dụng việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm; thí điểm được tách riêng việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B; thí điểm được tổ chức lại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng TP. Thủ Đức thành Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Thủ Đức...

Đồng thời, TP đề xuất được phân cấp phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Ông Phan Văn Mãi cho biết, có nhóm 18 vấn đề khó khăn vướng mắc và những kiến nghị đề xuất tháo gỡ. Trong đó có 5 vấn đề mang điểm nghẽn, nút thắt cần xem xét tháo gỡ.

Liên quan đến điểm nghẽn, ông Phan Văn Mãi cho rằng, pháp luật đất đai trước đây thiếu khái niệm về chuyển mục đích sử dụng đất và chưa quy định chuyển mục đích sử dụng đất cũng là một quyền của người sử dụng đất, dẫn đến nhiều trường hợp chuyển mục đích của tổ chức, cá nhân đối với các mục đích sử dụng đất không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa tại TP. HCM rất lớn. Khi thực hiện các thủ tục về đất đai thì lại vướng một số nội dung liên quan đến phương án sử dụng đất, gây ách tắc kéo dài.

“Việc yêu cầu doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải thực hiện đúng phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp là gần như không thể thực hiện được”, ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.

Từ đó, Chủ tịch UBND TP. HCM kiến nghị, tách phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 để thực hiện độc lập. Sau khi hoàn tất sẽ tích hợp vào quy hoạch TP. HCM. Đồng thời, kiến nghị cần thống nhất thủ tục hành chính giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.

Đối với đất do các doanh nghiệp đã thực hiện xong việc cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng, Chủ tịch UBND TP. HCM kiến nghị không lập lại phương án sử dụng đất đối với doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng không có phương án sử dụng đất. Đồng thời, giải quyết các thủ tục đất đai (ký Hợp đồng thuê đất, ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thu hồi đất) theo đúng các quy định pháp luật đất đai….

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.