Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Chiều 4/12, Thành ủy TP. HCM tổ chức hội nghị triển khai tổng kết Nghị quyết 18 của Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Cụ thể, TP. HCM sẽ nghiên cứu sáp nhập một số sở, ngành như: Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời chuyển Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành đơn vị trực thuộc. Các sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, và Quy hoạch - Kiến trúc sẽ được sáp nhập thành một đơn vị chung, trong khi Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông sẽ chuyển thành đơn vị trực thuộc.
Các sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ được nghiên cứu sáp nhập để thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên, nông nghiệp và môi trường, đồng thời chuyển một số nhiệm vụ của hai sở này sang các sở liên quan. TP. HCM cũng sẽ chuyển Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành đơn vị trực thuộc, đồng thời nghiên cứu sáp nhập Sở Du lịch và Sở Văn hóa - Thể thao.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, TP. HCM đề xuất sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý về khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, TP. HCM dự kiến kết thúc hoạt động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, chuyển các chức năng sang Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nội vụ và Sở Văn hóa - Thể thao.
Sở An toàn thực phẩm cũng sẽ kết thúc nhiệm vụ, với các chức năng chuyển về Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương. Một số cơ quan khác như Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) và Ban Dân tộc thành phố cũng được đề xuất sáp nhập. Cùng với đó, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất TP. HCM sẽ được sáp nhập vào một đơn vị.
Nếu các phương án này được triển khai, TP. HCM dự kiến sẽ giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính. Những thay đổi này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, đồng thời tạo ra một hệ thống hành chính gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách của chính quyền thành phố trong giai đoạn mới.
Dự kiến sau sắp xếp, TP. HCM có 13 cơ quan chuyên môn gồm: Sở Kế hoạch, Đầu tư và Tài chính; Sở Quản lý đô thị; Sở Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi Trường; Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Nội vụ; Sở Văn hóa và Thể thao; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND TP. HCM; Ban Dân tộc và Tôn giáo; Sở Tư pháp; Sở Du lịch; Sở Công Thương và Thanh tra thành phố.
Trong khuôn khổ các giải pháp sắp xếp, tinh gọn bộ máy Đảng, TP. HCM đã đề xuất một loạt phương án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Cụ thể, Thành ủy TP. HCM đề xuất sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy, đồng thời nghiên cứu kết thúc hoạt động của 11 đảng đoàn, 3 Ban Cán sự Đảng và Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng. Đồng thời, TP. HCM cũng sẽ thành lập 2 đảng bộ trực thuộc Thành ủy mới, gồm Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể Tư pháp thành phố và Đảng bộ Khối Chính quyền.
Ngoài ra, các tổ chức Đảng trong cơ quan, đơn vị của Đảng, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP. HCM, MTTQ Việt Nam TP. HCM, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân, và các tổ chức Đảng trong hội quần chúng sẽ được chuyển về Cơ quan Đảng, đoàn thể Tư pháp TP. HCM. Các tổ chức Đảng trong cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP. HCM, cùng 24 đảng bộ cấp trên cơ sở, sẽ trực thuộc Đảng bộ Khối Chính quyền TP. HCM.
Các đảng bộ Quân sự, Công an và Bộ đội Biên phòng TP. HCM sẽ giữ nguyên như hiện nay. Các đảng bộ cấp trên cơ sở tại các tổng công ty Nhà nước, Đảng bộ Lực lượng Thanh niên xung phong, Đảng bộ Liên hiệp các hợp tác xã thương mại, Đảng bộ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Đảng bộ Cục Hải quan, Đảng bộ Viễn thông, Bưu điện, Đại học Quốc gia, các đảng bộ khối đại học - cao đẳng, các đảng bộ khối các cơ quan Trung ương tại TP. HCM, các doanh nghiệp thành phố, và các đảng bộ thuộc Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẽ chuyển về Đảng bộ Khối Chính quyền TP. HCM.
Đặc biệt, TP. HCM cũng nghiên cứu việc chuyển giao một số tổ chức cơ sở Đảng của loại hình doanh nghiệp, sự nghiệp tại các quận ủy, huyện ủy và Thành ủy Thủ Đức về trực thuộc các đảng bộ mới.
Sau khi thực hiện các phương án trên, TP. HCM dự kiến sẽ giảm 24 đảng bộ trực thuộc, còn lại 27 đảng bộ, từ đó tạo ra một bộ máy Đảng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu mới của thời kỳ phát triển.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.